Thứ Năm, 28/06/2007 12:04

Xuất khẩu 6 tháng: 7 điểm vượt trội

Các chỉ số thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu và nhập khẩu đã tăng khá so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt được 7 điểm vượt trội.

Thứ nhất, tổng quy mô xuất khẩu đạt 22.455 triệu USD, hơn cả mức xuất khẩu cả năm 2003. Bình quân 1 tháng đạt 3.742,5 triệu USD, trong đó ước tháng 6 đạt 4.100 triệu USD, lớn hơn cả mức xuất khẩu cả năm 1994.

Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu đạt khá và hệ số giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng GDP đạt gần 2,5 lần. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế chung.

Thứ ba, tăng trưởng cao của xuất khẩu đạt được ở cả hai khu vực. Khu vực kinh tế trong nước đạt 9.824 triệu USD và tăng cao hơn tốc độ chung cùng kỳ các năm trước, chứng tỏ khu vực kinh tế trong nước đã bước đầu tranh thủ được cơ hội gia nhập WTO để đẩy mạnh xuất khẩu. Khu vực kinh tế FDI đạt 12.631 triệu USD, tăng 15,6%; nếu không kể dầu thô bị giảm, thì các hàng hoá khác của khu vực này còn tăng cao hơn tốc độ chung và cao hơn cả khu vực kinh tế trong nước.

Thứ tư, tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở 20/24 mặt hàng chủ yếu, trong đó có một số mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao, cao hơn tốc độ tăng chung, như dệt may, điện tử máy tính, gốm sứ, đá quý, dây điện và dây cáp điện, sản phẩm nhựa, cà phê, rau quả, hạt tiêu, đồ gỗ. Qua 6 tháng, câu lạc bộ "1 tỷ USD trở lên" đã có 6 thành viên: dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, cà phê, sản phẩm gỗ.

Thứ năm, thị trường xuất khẩu được mở rộng, có thị trường tăng rất cao và chiếm tỷ trọng khá như Mỹ, EU.

Thứ sáu, tiến độ thực hiện của 6 tháng đầu năm là tín hiệu khả quan để đạt và vượt mục tiêu xuất khẩu cả năm đề ra, nếu tăng khả năng cạnh tranh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh được các vụ kiện bán phá giá, mở rộng và tăng thị trường mới, tăng nguồn hàng.

Thứ bảy, nhờ xuất khẩu tăng khá, nên nhập khẩu có điều kiện tăng cao, nhất là nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu... Tuy nhiên, do nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu (21,3% so với 11%).

Trong khi khu vực có vốn FDI xuất siêu khá, thì khu vực kinh tế trong nước lại nhập siêu lớn. Đứng trước tình hình nhập siêu, hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng nhập siêu là cần thiết và nhập siêu gia tăng sẽ có tác động tích cực đối với đổi mới kỹ thuật - công nghệ, sản xuất hàng xuất khẩu.

Có ý kiến lại cho rằng sở dĩ nhập siêu tăng là do hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế trong nước còn yếu nên đã không khắc phục được thách thức khi gia nhập WTO cũng phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu; do việc phát triển công nghiệp phụ trợ và nội địa hoá chậm; do nhập khẩu tăng cao cả về lượng và cả về giá.

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Xúc tiến thương mại: “Phải rõ đối tượng hưởng lợi” (28/06/2007)

>   Dầu ăn đồng loạt tăng giá. (28/06/2007)

>   "Ém"nước tương độc: Đề nghị kiểm điểm GĐ Sở Y tế TP.HCM. (28/06/2007)

>   Chưa tăng giá xăng vì doanh nghiệp đang có lãi (28/06/2007)

>   Khẩn trương thực hiện lộ trình thị trường hóa ngành điện (28/06/2007)

>   Nhượng quyền thương hiệu còn đi đường vòng (28/06/2007)

>   Sáp nhập Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp (28/06/2007)

>   Lạm phát sắp vượt tầm kiểm soát (28/06/2007)

>   Xây dựng mô hình chung cho xúc tiến TM, đầu tư và du lịch (28/06/2007)

>   Liên hợp quốc tiếp tục giúp VN phát triển kinh tế – xã hội (28/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật