Thứ Năm, 28/06/2007 10:13

Nhượng quyền thương hiệu còn đi đường vòng

Luật Nhượng quyền ở nước ta ra đời từ năm 2000, đến nay đã có nhiều vấn đề mới phát sinh nhưng vẫn chưa được chỉnh sửa, bổ sung. Các DN đề xuất, Nhà nước cần điều chỉnh, bổ sung một số điều trong Luật Nhượng quyền cho phù hợp với hiện trạng thực tế để DN hoạt động mua bán, chuyển nhượng thương hiệu có hiệu quả hơn.

"Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam vẫn chỉ như một cái “ao làng” so với thế giới. Những năm gần đây, số doanh nghiệp (DN) trong nước đã giao dịch nhượng quyền thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay” - ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại TPHCM, nói tại hội thảo “Những chiến lược thực tiễn về quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhãn hiệu dành cho DN Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức mới đây.

Chưa chuyên nghiệp

Theo thông lệ quốc tế, khi nhượng quyền thương hiệu DN có thể thông qua trung gian hoặc nhượng quyền bậc thang ngay khi hai bên bắt đầu đàm phán. Thế nhưng, hiện nay, các DN Việt Nam phải tiến hành ngược lại. Cụ thể, bên nhượng quyền phải đăng ký lên Ủy ban Nhượng quyền, phía được nhượng quyền lại phải nhờ vào chính phủ bảo hộ một lần nữa. Trong khi chủ sở hữu tài sản nhượng quyền lại thuộc DN. Nhiều DN cho rằng nhượng quyền thương hiệu Việt Nam đã có hình thức đăng ký mới nhưng vẫn phải đi đường vòng. Kinh doanh, nhượng quyền phải đi qua các bước từ cấp phép, phân phối, đăng ký nguồn vốn tại ngân hàng... đã gây khó khăn cho DN. Trong khi vấn đề DN cần là hỗ trợ văn bản, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ thì đang bị xem nhẹ. Mặt khác, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, cung cấp dịch vụ... cũng không được bảo đảm tính an toàn tuyệt đối.

Ông Lê Non, Giám đốc đối ngoại Công ty Cà phê Trung Nguyên, cho biết khi các đối tác muốn hợp tác phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu của Trung Nguyên đã được công ty “bí mật” chuyển giao công nghệ cùng những công thức pha chế cho các đối tác. Nhưng vấn đề an ninh công nghệ có bị đối tác cung cấp cho đối tượng thứ ba hay không thì lại nằm ngoài vòng kiểm soát của DN.

Theo ông Non: Các giao dịch mua bán, nhượng quyền thương hiệu của các DN nước ta vẫn ở bước manh nha, tự phát, chưa định hướng và chưa có tính chuyên nghiệp.

Gỡ luật để DN phát triển

Ông William Marshak, tùy viên lãnh sự thương mại, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, cho rằng các DN quốc tế có tiềm lực mạnh đang tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Cơ hội cho các DN Việt Nam nhượng thương hiệu hay một phần thương hiệu đang là xu hướng mới.

Cũng theo ông William Marshak, tại Mỹ, cứ 8 phút lại có một phiên giao dịch nhượng quyền thương hiệu. Hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu đạt trên 2 triệu USD/năm. Trong khi đó, tại Việt Nam, số giao dịch thành công mới chỉ nhỏ giọt và mang tính hình thức. Ông cho rằng Luật Nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam hiện nay đang phát triển theo hướng “lệch pha” với sự hội nhập kinh tế. Nhượng quyền của các DN trong nước cho DN quốc tế kinh doanh tại Việt Nam chỉ dừng lại ở 49% quyền sở hữu. DN trong nước muốn nhượng quyền thương hiệu cho các DN quốc tế phải thông qua quy tắc liên doanh, liên kết. Vô hình trung chính quy chế, quy định đó đã làm khó các DN trong nước.

Luật Nhượng quyền ở nước ta ra đời từ năm 2000, đến nay đã có nhiều vấn đề mới phát sinh nhưng vẫn chưa được chỉnh sửa, bổ sung. Các DN đề xuất, Nhà nước cần điều chỉnh, bổ sung một số điều trong Luật Nhượng quyền cho phù hợp với hiện trạng thực tế để DN hoạt động mua bán, chuyển nhượng thương hiệu có hiệu quả hơn.

NLĐ

Các tin tức khác

>   Sáp nhập Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp (28/06/2007)

>   Lạm phát sắp vượt tầm kiểm soát (28/06/2007)

>   Xây dựng mô hình chung cho xúc tiến TM, đầu tư và du lịch (28/06/2007)

>   Liên hợp quốc tiếp tục giúp VN phát triển kinh tế – xã hội (28/06/2007)

>   Tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho doanh nghiệp nước ngoài (28/06/2007)

>   Áo muốn hỗ trợ VN trong dự án metro (28/06/2007)

>   “Mày mò” xúc tiến thương mại (28/06/2007)

>   DN Luxembourg tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam (27/06/2007)

>   Hàng công nghiệp chế biến mới chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu (27/06/2007)

>   Ngành đóng tàu Việt Nam: Từ “lắp ráp” đến “đóng mới” (27/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật