Thứ Sáu, 15/06/2007 11:51

Toạ đàm về áp dụng Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng

Sáng 13.6.2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức toạ đàm về dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng.

Đến dự và chủ trì buổi toạ đàm có ông Nguyễn Thành Long-Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước VN. Về phía Ngân hàng Phát triển Châu Á có ông Joseph P. Chertkow- Chuyên gia tư vấn của ADB cùng các thành viên trong ban soạn thảo Nghị định quy định  việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng và đại diện Bộ Tư Pháp,  Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Thành Long đã trình bày những nội dung cơ bản của Nghị định quy định việc áp dụng  Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước soạn thảo để trình Chính phủ. Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể hoá việc áp dụng Luật phá sản đối với các doanh nghiệp đặc thù, trong đó có các tổ chức tín dụng.

Dự thảo được nêu trong buổi toạ đàm gồm 8 chương, 45 điều được xây dựng trên cơ sở bố cục của Luật Phá sản với những nội dung chính gồm những quy định chung, nghĩa vụ tài sản, các biện pháp bảo toàn tài sản, hội nghị chủ nợ, thủ tục thanh lý tài sản và các khoản nợ, tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản…

Ông Nguyễn Thành Long cho rằng việc phá sản tổ chức tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến  những người gửi tiền, đặc biệt người gửi tiền cá nhân, với số lượng đông đảo, do đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của quốc gia. Như vậy,việc phá sản các tổ chức tín dụng đòi hỏi phải có quy trình phá sản đặc biệt để đảm bảo được quyền lợi của công chúng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xuất phát từ tính chất, đặc điểm, phạm vi hoạt động của các tổ chức tín dụng và  phải được xem xét, xử lý hợp lý để tránh ảnh hưởng, tác động dây chuyền đến các tổ chức tín dụng khác, đến niềm tin của người  gửi tiền  đối với hệ thống tổ chức tín dụng.

Thực tế xử lý các tổ chức tín dụng gặp khó khăn vừa qua cho thấy việc phá sản tổ chức tín dụng cần được thực hiện một cách thận trọng, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước trong quá trình phát hiện, xử lý tổ chức tín dụng ngay từ khi nó bắt đầu gặp khó khăn cho đến khi xử lý xong tổ chức tín dụng.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nghiên cứu mô hình phá sản tổ chức tín của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tranh thủ ý kiến của các chuyên gia tư vấn để tham khảo kinh nghiệm và thông lệ quốc tế tốt nhất về những chế định phá sản tổ chức tín dụng trên thế giới, trên cơ sở đó vận dụng phù hợp với các điều kiện Việt Nam. 

Cũng trong buổi toạ đàm, các đại biểu được nghe ý kiến trình bày của ông Joseph P. Chertkow- Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)  về việc xem xét các nguyên tắc xử lý các tổ chức tín dụng yếu và mất khả năng thanh toán; về Dự thảo Nghị định của việc Áp dụng Luật Phá sản đối với Tổ chức tín dụng và cải cách pháp luật để xử lý  các vấn đề liên quan. Ông Joseph P. Chertkow đã trình bày  một số mô hình áp dụng cho ngân hàng mất khả năng thanh toán/phá sản, và đưa  ra mô hình áp dụng tốt nhất cho Việt Nam, đồng thời  nhấn mạnh đến các giải pháp cho các tổ chức tài chính có vấn đề. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể thực hiện áp dụng giải pháp toàn diện cho Tổ chức tín dụng yếu  và mất khả năng thanh toán, có những thay đổi trong khung pháp lý đảm bảo tính ổn định tài chính và niềm tin của công chúng vào lĩnh vực ngân hàng. Điều quan trọng hiện nay là phải thực hiện tốt các bước thay đổi theo lộ trình cải cách pháp luật đối với lĩnh vực tài chính Việt Nam.

SBV

Các tin tức khác

>   Phản ứng của một số nước châu Á khi đồng nội tệ tăng giá so với USD (15/06/2007)

>   Hôm nay, bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật thuế TNCN (15/06/2007)

>   Doanh nghiệp xăng dầu phải đăng ký mức giá bán (15/06/2007)

>   ABBank tăng vốn lên 2.300 tỷ đồng (14/06/2007)

>   Thị trường tiền tệ và “bộ ba bất khả thi” (14/06/2007)

>   Thay đổi nhân sự cấp cao tại Vietcombank (14/06/2007)

>   Eximbank Mỹ muốn đầu tư 300 triệu USD mở chi nhánh tại VN (14/06/2007)

>   Chuyển tiền trực tuyến, bảo mật tới đâu? (14/06/2007)

>   Đến cuối năm có thể có ngân hàng mới (14/06/2007)

>   Xử lý tiền cotton bị từ chối? (14/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật