Thứ Sáu, 25/05/2007 06:35

Thông tin thêm về việc thu điều tiết 1.000 tỷ đồng đối với PVFCCo

“Việc thu điều tiết 50% lợi nhuận của PVFCCo là không hợp lý”, là ý kiến chính thức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) xung quanh đề xuất của Bộ Tài chính. Trong ý kiến chính thức của mình, PetroVietnam cho rằng, phần lợi nhuận thực hiện của PVFCCo từ năm 2004-2006 (thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá) đã được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Do vậy việc thu điều tiết là không hợp lý.

PetroVietnam hiện cũng đã xác định giá khí đầu vào phục vụ cho việc cổ phần hoá PVFCCo. Theo Công văn 0008/DKVN-TCKT ngày 2 tháng 1 năm 2007của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thì giá khí bán cho Nhà máy đạm Phú Mỹ là 2,2 triệu USD/triệu BTU cố định đến năm 2012 và 3,66 USD/triệu BTU từ năm 2013 trượt 2%/năm cho đến hết đời dự án.

PetroVietnam cũng cho rằng, chính sách giá khí này sẽ tạo điều kiện để PVFCCo ổn định hoạt động, góp phần bình ổn giá phân đạm trong nước.

Trao đổi với ĐTCK-online về việc “trước khi đưa ra giá khí mới cho Nhà máy đạm Phú Mỹ, PetroVietnam có thông báo cho Bộ Công nghiệp không”, ông Phạm Công Tham, Vụ trưởng Vụ Tài chính của Bộ Công nghiệp cho hay, chúng tôi không biết về giá khí mới cho PVFCCo.

Thừa nhận hoạt động của PVFCCo từ năm 2004 đến 2006 đều có lãi, PetroVietnam cũng cho hay, do giá phân bón trên thị trường đang ở mức đỉnh điểm, dao động khoảng 250 USD/tấn chủ yếu bởi giá dầu thô thế giới tăng cao. Bên cạnh đó, PVFCCo mới đi vào vận hành với công suất ổn định và chưa phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa lớn nên hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Dẫu vậy, cũng khó có thể dự đoán được giá phân bón trên thị trường thế giới trong thời gian dài. Ngoài ra, “chạy một hồi”, nhà máy sẽ phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa lớn với chi phí rất cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất đạm trong tương lai.

Hiện tại, nguồn khí đầu vào cho Nhà máy đạm Phú Mỹ là khí đồng hành có được trong quá trình khai thác dầu của mỏ Bạch Hổ và Rạng Đông. Tuy nhiên, theo sơ  đồ công nghệ, cùng với việc giảm sản lượng khai thác dầu thô, sản lượng khí đồng hành Rạng Đông, Bạch Hổ cũng đang theo đà đi xuống.

Theo tính toán của PetroVietnam, với nhu cầu khí nguyên liệu của Nhà máy đạm Phú Mỹ là 0,52 tỷ m3/năm, thì từ năm 2010, Nhà máy đạm Phú Mỹ đã bắt đầu phải dùng tới khí ngoài Rạng Đông và Bạch Hổ. Còn tới năm 2013 trở đi, Nhà máy đạm Phú Mỹ sẽ chủ yếu sử dụng khí từ các nguồn khí thiên nhiên có mức giá cao. Cũng tại thời điểm 2013, giá bán khí Nam Côn Sơn cho điện là 3,68 USD/triệu BTU và trượt giá 2%/năm.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Hanaka ký hợp đồng cung cấp thiết bị điện cho AMT (24/05/2007)

>   PVFCCo sẽ bị thu điều tiết trên 1.000 tỷ đồng? (24/05/2007)

>   Bảo Việt chờ kết quả đấu giá (24/05/2007)

>   Bước chuyển mình sau cổ phần hóa (24/05/2007)

>   Mua bán điện vẫn luẩn quẩn chuyện độc quyền (23/05/2007)

>   Đã đến lúc cần quản lý chặt thị trường OTC (23/05/2007)

>   Cổ phần hoá nhưng phải công bằng! (23/05/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần CTCP Giày An Lạc (23/05/2007)

>   Có 4.963 nhà đầu tư đăng ký đấu giá cổ phần PV NorthGas (23/05/2007)

>   Bankinvest trở thành cổ đông chiến lược của Bảo hiểm AAA (23/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật