Thứ Tư, 23/05/2007 23:03

Mua bán điện vẫn luẩn quẩn chuyện độc quyền

8 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang ấp ủ đề án thành lập Công ty cổ phần Mua bán điện với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp sẽ thay Tập đoàn điện lực VN mua toàn bộ điện của các nhà máy, bán cho doanh nghiệp phân phối và thực hiện cả chức năng xuất nhập khẩu điện.

Theo đề án vừa được Tập đoàn Điện lực VN (EVN) hoàn thành, ngoài EVN nắm 51% vốn điều lệ, 8 cổ đông sáng lập khác gồm Tập đoàn Dầu khí VN, Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản VN, Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty lắp máy VN, Tổng công ty Xi măng VN và Tổng công ty Thép VN.

Thay vì bán điện cho EVN như hiện nay, các nhà sản xuất sẽ bán điện cho Công ty cổ phần Mua bán điện theo hợp đồng. Sau đó, doanh nghiệp này bán buôn điện cho các đơn vị phân phối, bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện lớn và xuất nhập khẩu điện năng...

Công ty Mua bán điện tổng hợp nhu cầu chung của toàn hệ thống và các chi phí đầu vào mua điện, tính toán sản lượng bán (được phân bổ theo giờ cao thấp điểm) và các mức giá trong từng tháng với các công ty điện lực để đạt mức lợi nhuận hợp lý trong cả năm. Công ty có thể lỗ trong các tháng cao điểm của mùa khô, nhưng bù lại sẽ lãi trong các tháng mùa mưa. Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ giám sát, quyết định tỷ lệ lãi cho phép hàng năm, mức giá bán buôn bình quân năm của công ty.

Trường hợp công ty điện lực không thỏa thuận được về giá, sản lượng điện thì hai bên có thể kiến nghị các cơ quan quan quản lý nhà nước về điều chỉnh khung giá bán buôn, khung giá bán lẻ hoặc thực hiện việc hỗ trợ của Nhà nước cho Công ty mua bán điện, công ty điện lực.

Chủ tịch Hội đồng quản trị EVN Đào Văn Hưng cho rằng công ty cổ phần mua bán điện được thành lập sẽ góp phần làm minh bạch hóa các chi phí sản xuất điện. Việc công ty hạch toán doanh thu, chi phí riêng trong hoạt động kinh doanh mua bán điện sẽ tạo cơ sở để xác định rõ chi phí giữa các khâu phát điện, truyền tải và phân phối.

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng việc hình thành công ty cổ phần mua bán điện như trên chưa thể giúp ngành điện xóa bỏ thế độc quyền. Ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng VN nói: "Nếu không có cơ chế rõ ràng thì việc thành lập công ty cổ phần mua bán điện vô hình chung biến độc quyền ngành thành độc quyền doanh nghiệp. Bỏ vốn vào đầu tư, chúng tôi cũng muốn biết rõ lợi nhuận, cổ tức sẽ như thế nào".

Chia sẻ quan điểm trên, tại buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho đề án tổ chức sáng nay tại Hà Nội, đại diện Tổng liên đoàn Lao động VN cho rằng khi có hàng trăm doanh nghiệp phát điện mà chỉ có một công ty mua điện thì vẫn là cơ chế độc quyền. Hơn nữa, đã là công ty cổ phần doanh nghiệp sẽ chịu sức ép về lợi nhuận và cổ tức từ phía các cổ đông, trong khi điện năng là loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và cuộc sống của người dân, trường hợp giá bán buôn điện tăng, khả năng tăng giá bán lẻ lại đè nặng lên người dân và doanh nghiệp.

VNE

Các tin tức khác

>   Đã đến lúc cần quản lý chặt thị trường OTC (23/05/2007)

>   Cổ phần hoá nhưng phải công bằng! (23/05/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần CTCP Giày An Lạc (23/05/2007)

>   Có 4.963 nhà đầu tư đăng ký đấu giá cổ phần PV NorthGas (23/05/2007)

>   Bankinvest trở thành cổ đông chiến lược của Bảo hiểm AAA (23/05/2007)

>   Nagakawa Việt Nam sẽ sớm niêm yết cổ phiếu (23/05/2007)

>   Mía đường Bourbon hợp tác chiến lược (23/05/2007)

>   Mediplantex tăng gấp đôi vốn điều lệ (22/05/2007)

>   Phú Thái xây dựng trung tâm phân phối hàng tại Nam Định (22/05/2007)

>   Tin vắn CTCK và DNCP ngày 22/5/2007 (22/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật