Thứ Sáu, 25/05/2007 15:05

Làm rõ những thông tin về CPH Bảo Việt

Sau bài viết "Rủi ro thông tin trong cuộc đấu giá Bảo Việt" đăng trên ĐTCK số ra vừa qua, Báo ĐTCK đã nhận được Công văn số 5857/BTC-BH hướng dẫn xử lý số tiền thu từ cổ phần hoá Bảo Việt. Theo công văn này, số tiền thu từ cổ phần hoá Bảo Việt sẽ được xử lý như sau:

1. Để lại Bảo Việt phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; số còn lại được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hoá và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, nếu thiếu sẽ được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN do Nhà nước quản lý;

2. Số tiền thu từ cổ phần hoá sau khi đã sử dụng theo điểm 1 nói trên, phần còn lại sẽ được để lại cho Công ty mẹ - Bảo Việt theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ. Phần còn lại được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN do Nhà nước quản lý.

Cũng theo Công văn 5857, số tiền để lại cho Bảo Việt theo quy định nói trên thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của Bảo Việt. Bảo Việt được chủ động sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh.

Liên quan đến vốn hiện có của Bảo Việt, theo tìm hiểu của ĐTCK được biết, tại thời điểm bắt đầu hoạt động (năm 1965), Nhà nước cấp cho Bảo Việt 10 triệu đồng và từ đó đến nay, vốn chủ sở hữu của Bảo Việt tăng dần lên chủ yếu do lợi nhuận để lại. Tại thời điểm ngày 31/12/2005, vốn chủ sở hữu của Bảo Việt là 1.678 tỷ đồng; ngày 31/12/2006 (đang kiểm toán) chỉ tiêu này là 1.895 tỷ đồng. Theo Quyết định 3906/QĐ-BTC của Bộ Tài chính thì tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2006, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Bảo Việt là 4.443 tỷ đồng, tức bằng khoảng 2,65 lần vốn chủ sở hữu cùng thời điểm. Hiện nay, vốn điều lệ danh nghĩa của Bảo Việt là 3.000 tỷ đồng, nhưng thực tế, một số công ty thành viên của Bảo Việt chưa được cấp đủ vốn điều lệ, như Bảo Việt Nhân thọ vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, mới được cấp 750 tỷ đồng; Bảo Việt phi nhân thọ, vốn điều lệ 900 tỷ đồng, mới được cấp 500 tỷ đồng… Do đó, số tiền Bảo Việt được sử dụng trong khoản thu từ cổ phần hoá sắp tới được dự kiến cấp đủ vốn điều lệ cho các đơn vị thành viên, ngoài ra sẽ thành lập mới một số DN khác, như Ngân hàng Bảo Việt (vốn điều lệ dự kiến 600 tỷ đồng); Công ty Bất động sản Bảo Việt (vốn điều lệ dự kiến 30 tỷ đồng); Công ty Bảo hiểm y tế cộng đồng Bảo Việt (vốn điều lệ dự kiến 100 tỷ đồng)…

Về cổ đông chiến lược, sau khi chọn 3 cổ đông chiến lược trong nước gồm Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (được mua 3,25% vốn); Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ (được mua 3% vốn) và Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Bảo Việt đang chờ đợi sự chấp thuận của các tổ chức đăng ký làm cổ đông chiến lược nước ngoài. Theo tiêu chí chọn lựa nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cho Bảo Việt do Bộ Tài chính ban hành thì những tổ chức này phải nằm trong danh sách 500 tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới, có chiến lược kinh doanh và văn hoá phù hợp với Bảo Việt; phải cam kết hỗ trợ Bảo Việt phát triển và không được là cổ đông lớn trong các DN bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. Giá mua cổ phiếu của cổ đông chiến lược không thấp hơn giá trúng thầu bình quân tại cuộc đấu giá ngày 31/5 tới của Bảo Việt.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Đạm Phú Mỹ: Cáo bạch đã rõ ràng chưa? (25/05/2007)

>   Lilama 3 XK sản phẩm cơ khí sang Nhật Bản và Ấn Độ (25/05/2007)

>   VDSC chính thức là thành viên của TTGDCK Hà Nội (25/05/2007)

>   Doanh nghiệp Nhà nước mạnh hay yếu? (25/05/2007)

>   Cty cổ phần Hùng Vương: Đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu (25/05/2007)

>   Thông tin thêm về việc thu điều tiết 1.000 tỷ đồng đối với PVFCCo (25/05/2007)

>   Hanaka ký hợp đồng cung cấp thiết bị điện cho AMT (24/05/2007)

>   PVFCCo sẽ bị thu điều tiết trên 1.000 tỷ đồng? (24/05/2007)

>   Bảo Việt chờ kết quả đấu giá (24/05/2007)

>   Bước chuyển mình sau cổ phần hóa (24/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật