Góc nhìn đầu tư 2025: Ngành Bán lẻ - Thách thức và cơ hội (Kỳ 1)
Ngành bán lẻ Việt Nam đang hưởng lợi từ sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, sự gia tăng tiêu dùng trong nước và sự xuất hiện của các thương hiệu quốc tế. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành này trong thời gian tới.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có sức hút lớn
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer (Mỹ), doanh thu thị trường bán lẻ toàn cầu năm 2024 ước đạt 31.137 nghìn tỷ USD, tăng 4.2% so với năm 2023. Dự báo này cũng cho thấy một bức tranh tương đối tích cực, mặc dù tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với những năm đỉnh cao kể từ năm 2021. Trong giai đoạn 2024-2027, dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ duy trì ở mức ổn định từ 3-4% mỗi năm.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ vẫn là một nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu, với bối cảnh bán lẻ tiếp tục phát triển trong bối cảnh phức tạp của những thách thức và cơ hội. Sự gia tăng của các khái niệm bán lẻ mới, kết hợp với sự tăng trưởng nhanh chóng của các thị trường mới nổi ở Nam Á và Đông Nam Á, có thể là động lực thúc đẩy cho lĩnh vực này trong trung và dài hạn.
Nhiều thương hiệu quốc tế đã gia nhập thị trường từ đầu năm tới nay, tiêu biểu như Fendi, Cartier, Loewe, Piaget… Đây là những cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực thời gian và đồng hồ, trang sức xa xỉ. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ như Aeon, Decathlon, Muji, Uniqlo… cũng liên tục mở thêm chi nhánh/cửa hàng mới. Điều này cho thấy sức hút của thị trường Việt Nam.
Các thương hiệu gia nhập mới và mở rộng tiêu biểu từ đầu năm 2024 đến nay
   
Nguồn: Cushman & Wakefield, MarketTimes
(*) Xếp loại phân khúc dựa theo Cushman & Wakefield
Ngành bán lẻ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt
Tính chung cả năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa uớc đạt 4,921.7 nghìn tỷ đồng, tăng 8.3% so với năm 2023. Trong năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa dự kiến sẽ đạt 5,315.6 nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức 8%. Tỷ lệ này cũng đánh dấu bước tăng trưởng tích cực, cho thấy nền kinh tế và thị trường tiêu dùng có sự phục hồi ổn định, đồng thời phản ánh niềm tin của người tiêu dùng vào tình hình tài chính cá nhân và môi trường kinh tế nói chung.
Tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ tuy thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn có sự tăng trưởng và tiếp tục duy trì ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này cho thấy ngành bán lẻ vẫn là một phần quan trọng trong nền kinh tế, dù có sự điều chỉnh so với năm trước.
So sánh tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ và GDP giai đoạn 2016 – 2025F
(Đvt: Phần trăm)

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Niềm tin người tiêu dùng vẫn thể hiện sự lạc quan
Mặc dù ngành bán lẻ đang đối mặt với một số thách thức, nhưng bức tranh tổng thể vẫn cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo khảo sát của Vietnam Report vào tháng 9/2024, phần lớn người tiêu dùng bày tỏ niềm tin vào việc nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và phát triển tích cực. Bên cạnh đó, 69,9% người tham gia khảo sát cho rằng tình hình tài chính cá nhân của họ sẽ cải thiện trong 12 tháng tới. Sự lạc quan này dự báo sẽ tác động tích cực đến mức tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành bán lẻ trong thời gian tới.
Quan điểm của người tiêu dùng về triển vọng nền kinh tế trong 12 tháng tới
(Đvt: Phần trăm)

Tình hình tài chính của người tiêu dùng trong 12 tháng tới
(Đvt: Phần trăm)

Nguồn: Vietnam Report
Theo Kantar Worldpanel, mặc dù hiện nay số lượng cửa hàng ở các siêu thị lớn, cửa hàng online và siêu thị mini đã có sự tăng trưởng so với quý 1/2024, nhưng khi xét về giá trị đóng góp, các cửa hàng tạp hóa quy mô lớn và nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với các kênh bán lẻ còn lại.
Tỷ trọng đóng góp giá trị của các kênh bán lẻ ở các thành phố lớn của Việt Nam 2025F

Nguồn: Kantar Worldpanel
Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI - 10:39:05 06/02/2025
|