Thứ Năm, 16/01/2025 16:29

MBS: Doanh thu môi giới quý 4 sụt giảm, tài sản phình theo nợ vay

CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) đạt lãi trước thuế hơn 930 tỷ đồng năm 2024. Trong đó, lợi nhuận quý 4 đóng góp hơn 22%. Quý cuối năm, Công ty ghi nhận doanh thu tăng ở hầu hết các mảng kinh doanh. Tuy nhiên, mảng môi giới lại đi lùi.

Doanh môi giới giảm trong quý 4, suýt soát vượt kế hoạch lợi nhuận năm

Kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2024 của MBS

Theo báo cáo tài chính quý 4/2024 hầu hết doanh thu hoạt động của MBS đều tăng do đó tổng doanh thu hoạt động trong kỳ đạt gần 758 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ.

Lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL), lãi từ các khoản cho vay và phải thu cùng doanh thu môi giới là 3 khoản doanh thu chính của Công ty. Cụ thể, lãi tài sản tài chính FVTPL đạt 217 tỷ đồng, gấp tới hơn 4 lần. Lãi từ cho vay và phải thu tăng 22% lên gần 270 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu môi giới lại giảm 23% về còn 131.3 tỷ đồng. Điểm đáng nói là doanh thu môi giới là khoản thu duy nhất bị sụt giảm trong quý 4.

Về phần chi phí, MBS ghi nhận chi phí hoạt động gấp 2 lần cùng kỳ do khoản lỗ tài sản tài chính FVTPL tăng mạnh (gấp 7 lần lên 172.6 tỷ đồng).  Bên cạnh đó, chi phí môi giới vẫn là khoản chi phí chủ đạo, chiếm 130 tỷ đồng.

Chi phí tài chính tăng 30%, lên mức hơn 150 tỷ đồng. Chi phí quản lý tăng 11%, chiếm 66.2 tỷ đồng.

Với các biến động trên, MBS báo lãi trước thuế 207 tỷ đồng, tăng 3%. Lãi sau thuế 165.3 tỷ đồng, giảm 4%.

Kết quả cả năm, Công ty đạt doanh thu hoạt động hơn 3.1 ngàn tỷ đồng, tăng gần 72%. Lãi trước thuế 930.6 tỷ đồng, tăng 30%. Lãi sau thuế trên 743 tỷ đồng, tăng 27%.

Năm 2024, MBS lên kế hoạch thu lãi trước thuế 930 tỷ đồng. Như vậy, Công ty vừa suýt soát vượt kế hoạch năm.

Tài sản phình theo nợ vay

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của MBS tăng mạnh lên mức 22.1 ngàn tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2024, tăng khoảng 40%. Nguồn hình thành phần lớn đến từ nợ phải trả, tăng gần 48% lên 15.2 ngàn tỷ đồng.

Trong đó, Công ty tăng dư nợ vay tài chính ngắn hạn từ mức 9.6 ngàn tỷ đồng lên trên 13 ngàn tỷ đồng, ứng với mức tăng 35.4%.

So với đầu năm, MBS cũng đã tăng vốn điều lệ từ 4.3 ngàn tỷ đồng lên mức 5.7 ngàn tỷ đồng.

Tài sản gia tăng thêm chủ yếu nằm ở khoản mục đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn (tăng từ 2.3 ngàn tỷ đồng lên gần 5 ngàn tỷ đồng); dư nợ cho vay (tăng từ 9.2 ngàn tỷ đồng lên 10.2 ngàn tỷ đồng); tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS, tăng từ 1.26 ngàn tỷ đồng lên 2.7 ngàn tỷ đồng).

Ở phần danh mục FVTPL, MBS cũng đã tăng quy mô danh mục lên gần gấp đôi đầu năm, từ 1.1 ngàn tỷ đồng lên gần 2 ngàn tỷ đồng.

Danh mục tài sản tài chính của MBS
Nguồn: MBS

Danh mục FVTPL của Công ty bao gồm gần 1 ngàn tỷ đồng trái phiếu niêm yết, 746 tỷ đồng giấy tờ có giá khác, 157 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết và 50.1 tỷ đồng chứng chỉ quỹ chưa niêm yết.

Phần danh mục AFS thì chủ yếu là trái phiếu chưa niêm yết (gần 2 ngàn tỷ đồng), phần còn lại là công cụ thị trường tiền tệ và cổ phiếu chưa niêm yết.

Yến Chi

FILI - 15:27:13 16/01/2025

Các tin tức khác

>   Âu Lạc liên tiếp lãi kỷ lục, Chủ tịch Ngô Thu Thúy nhận thu nhập khủng (17/01/2025)

>   DTC: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (16/01/2025)

>   Chủ đầu tư Aqua City muốn dùng tài sản để bảo đảm cho khoản vay của một công ty họ Nova (17/01/2025)

>   BSL: Báo cáo quản trị công ty năm 2024 (16/01/2025)

>   Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây (16/01/2025)

>   BAL: Báo cáo quản trị công ty năm 2024 (16/01/2025)

>   DSP: Nghị quyết Hội đồng quản trị (16/01/2025)

>   DAT: BCTC quý 4 năm 2024 (16/01/2025)

>   CGV: Nghị quyết Hội đồng quản trị (16/01/2025)

>   ART: Nghị quyết Hội đồng quản trị (16/01/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật