Thứ Năm, 02/01/2025 11:25

BSC: Thị trường chứng khoán sẽ được tái định giá như giai đoạn 2016 - 2018

Báo cáo triển vọng ngành 2025 mới do CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) phát hành nhận định rằng, thị trường chứng khoán năm 2024 - 2026 sẽ được tái định giá như giai đoạn 2016 - 2018, cơ hội sẽ phân hóa giữa các nhóm ngành và P/B sẽ là chặn dưới về định giá khi thị trường điều chỉnh.

BSC đưa ra hai kịch bản GDP cho năm 2025 và 2026, trong đó kịch bản 1 tăng trưởng GDP lần lượt 6.5% và 6.3%, còn kịch bản 2 tích cực hơn với tăng trưởng lần lượt 7.4% và 6.8%.

Nguồn: BSC

Theo BSC, giai đoạn 2025 và 2026 sẽ ghi nhận tỷ suất ROE cải thiện chủ yếu dẫn dắt bởi tăng trưởng kép lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2024 - 2026 đạt 18.3%, đồng thời thị trường có thể được tái định giá ở mức cao hơn.

Đầu tiên, tăng trưởng quy mô hưởng lợi chu kỳ phục hồi kinh tế mạnh mẽ, tiềm năng tăng định giá với suất đầu tư hiện tại ở mức hợp lý, đón đầu phục hồi tăng trưởng kinh tế; tăng trưởng quy mô chiếm lĩnh thị phần, tạo lợi thế cạnh tranh; hưởng lợi từ mức nền lãi suất cho vay thấp, gần tương đương giai đoạn COVID-19 (8.5 - 9.5%).

Thứ hai, giải ngân đầu tư hạ tầng và bất động sản phục hồi thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tiêu dùng.

Nhóm vật liệu xây dựng, hạ tầng và bất động sản sẽ ghi nhận sự đẩy mạnh tốc độ giải ngân đầu tư hạ tầng sau giai đoạn trầm lắng; giải quyết điểm nghẽn pháp lý, doanh số bán hàng phục hồi, ưu tiên các doanh nghiệp có doanh thu mở bán từ các dự án mới, đặc biệt các doanh nghiệp bất động sản phía Nam. Các ngành vật liệu xây dựng, xây dựng, khu công nghiệp, cảng biển hưởng lợi trong trung dài hạn.

Nhóm ngân hàng, bán lẻ, tiêu dùng sẽ có định giá ở mức chiết khấu và hợp lý. Trong đó, nhóm ngân hàng hưởng lợi từ sự thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu, kiểm soát chi phí tín dụng, qua đó kéo theo sự phục hồi của tiêu dùng hàng hóa.

BSC kỳ vọng thị trường sẽ được tái định giá như giai đoạn 2016 - 2018 trong quá khứ, dựa trên một số yếu tố như P/E VN-Index giao dịch ở vùng thấp lịch sử 12.3 - 14.0 lần; tỷ suất sinh lời ROE cải thiện từ 12.4% lên 18.4%; tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức cao hai chữ số 18%; lãi suất huy động duy trì mức thấp (Big 4) 5.25 - 5.5%; dòng vốn nước ngoài quay lại mua ròng mạnh nhờ nâng hạng FTSE và Fed hạ lãi suất; kế hoạch cải cách của Chính phủ với Luật đất đai, nhà ở, đầu tư công, chứng khoán và đẩy mạnh thúc đẩy đầu tư hạ tầng với các dự án Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, sân bay Long Thành…

Nguồn: BSC

Cũng theo BSC, cơ hội sẽ phân hóa giữa các nhóm ngành, với dư địa lớn nhất thuộc về tài nguyên cơ bản lần lượt 121% năm 2025 và 224% năm 2026 khi xét theo P/E. Đồng thời, P/B sẽ là chặn dưới về định giá khi thị trường điều chỉnh.

Dữ liệu tính đến ngày 20/12/2024. Nguồn: BSC

Huy Khải

FILI - 10:23:37 02/01/2025

Các tin tức khác

>   Góc nhìn phiên đầu năm: Khả năng có rung lắc, ưu tiên quản trị rủi ro (01/01/2025)

>   Chiến lược đầu tư và chọn lựa ngành nào cho năm 2025? (31/12/2024)

>   World Bank: Năm 2025, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất Đông Á (30/12/2024)

>   Góc nhìn 31/12: Xu hướng tăng điểm đang là chủ đạo? (30/12/2024)

>   Liệu MSN, MSB và FRT có khả quan? (30/12/2024)

>   UOB: Giá hàng hóa biến động báo hiệu một năm 2025 đầy thách thức (30/12/2024)

>   Góc nhìn tuần 30/12 - 03/01: Lại hướng đến ngưỡng 1,300? (29/12/2024)

>   Chuyên gia Vietcap: VN-Index đạt 1,500 vào cuối năm 2025, khối ngoại sẽ chưa quay lại trong quý 1 (27/12/2024)

>   ACBS: Đầu tư công sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới (27/12/2024)

>   Góc nhìn 27/12: Cần tích lũy thêm? (26/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật