Thứ Hai, 30/12/2024 06:15

Trình Bộ Chính trị về chính sách hỗ trợ cán bộ công chức sau tinh gọn bộ máy

Đó là yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra tại phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sáng 29/12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ. Ảnh: VGP

Kết luận tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả" của bộ máy. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị rà soát kỹ lưỡng cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, đảm bảo không bỏ sót, không chồng chéo, đồng thời hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

"Cần giảm đầu mối, giảm khâu trung gian và các thủ tục hành chính, tăng cường cho cơ sở và giao việc cho những đơn vị có khả năng thực hiện tốt nhất", Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi" và "vừa chạy vừa xếp hàng". Việc tinh giản biên chế cần gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bộ máy sau tinh gọn phải bố trí nhân sự phù hợp và đảm bảo các nhiệm vụ được hoàn thành. Thủ tướng lưu ý rằng trong thời gian quá độ, công việc cần được phân công cụ thể.

Tại phiên họp, Ban chỉ đạo đã cho ý kiến về dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18, tập trung vào các nội dung như kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chỉ tiêu sắp xếp tổ chức bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thời gian trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ không hợp nhất, sáp nhập.

Trước đó, ngày 21/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho biết số cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng khi tinh gọn bộ máy lần này rất đông, khoảng 100,000 người. Tuy nhiên, nếu đề xuất của Bộ Nội vụ về chế độ, chính sách được Bộ Chính trị thông qua, đây sẽ là các chính sách đặc thù vượt trội để đảm bảo quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng.

Theo kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ, dự kiến sẽ có 5 bộ và 3 cơ quan ngang bộ được duy trì, chỉ tinh gọn bên trong. 14 bộ và cơ quan ngang bộ được định hướng sắp xếp và hợp nhất. Sau khi tinh gọn, Chính phủ dự kiến còn 13 bộ và 4 cơ quan ngang bộ; giảm 5 bộ và 4 cơ quan trực thuộc, 12/13 tổng cục và 500 cục; 177 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương, cùng với 190 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ và cơ quan trong bộ.

Tùng Phong

FILI - 05:13:00 30/12/2024

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: Bỏ tư duy "không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm" (30/12/2024)

>   Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế (29/12/2024)

>   Thủ tướng yêu cầu thực hiện quyết liệt các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số (28/12/2024)

>   Bộ Công Thương đề xuất thay đổi giá điện 2 tháng/lần (27/12/2024)

>   10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2024 (30/12/2024)

>   Việt Nam truyền cảm hứng cho kinh tế thế giới vượt "cơn gió ngược" như thế nào? (27/12/2024)

>   Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025? (27/12/2024)

>   GRDP năm 2024 của TP.HCM ước tăng 7.17% (26/12/2024)

>   Năm 2024: Chính sách nổi bật ngành điện (27/12/2024)

>   Thủ tướng: Cương quyết xóa bỏ cơ chế 'xin cho', loại bỏ các quy định cản trở phát triển (25/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật