Thứ Năm, 05/09/2024 18:33

Cập nhật

Góc nhìn 06/09: Muốn vượt 1,300 điểm phải mất nhiều thời gian?

SSV cho rằng áp lực vùng cản 1,300 điểm vẫn còn lớn, điều này khiến thị trường muốn vượt vùng này phải mất nhiều thời gian.

Áp lực giảm giá

CTCK BETA: Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn chưa rõ ràng, vùng 1,250-1,260 điểm hiện đang đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy rủi ro điều chỉnh ngắn hạn đang gia tăng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng, trong khi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong nước ngày càng rõ rệt. Điều này tạo ra sự không chắc chắn và áp lực giảm giá trên thị trường, nhà đầu tư cần cẩn trọng.

Phiên điều chỉnh 05/09 không quá tiêu cực

CTCK Tiên Phong (TPS): Phiên 05/09 là phiên điều chỉnh lớn nhất trong 2 tuần vừa qua. Tuy nhiên, khi so sánh với những phiên điều chỉnh trước khi mà thị trường đang ở gần ngưỡng 1,300 điểm thì đây là một nhịp điều chỉnh không quá tiêu cực của VN-Index.

TPS cho rằng nhịp điều chỉnh sẽ mở ra các vụ thể mua mới cho nhà đầu tư trung và dài hạn. Nhà đầu tư có thể chờ đợi giải ngân ở vùng 1,260 điểm và mua mạnh nếu VN-Index điều chỉnh về ngưỡng 1,220-1,240 điểm.

Nhà đầu tư nên giữ tâm lý bình tĩnh

CTCK Vietcombank (VCBS): Mặc dù thị trường tiếp tục xuất hiện diễn biến điều chỉnh tuy nhiên áp lực chưa quá lớn và lực cầu vẫn có sự hiện hữu. VCBS không thay đổi quan điểm và khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm lý bình tĩnh trong giai đoạn này, tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu đồng thời duy trì danh mục hiện tại, theo dõi sát diễn biến thị trường và chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn để có thể giải ngân mua cổ phiếu với giá chiết khấu tốt trong những phiên rung lắc.

Nhà đầu tư nên quan sát chặt chẽ

CTCK Asean (Aseansc): Áp lực bán rải rác suốt phiên 05/09 khiến chỉ số điều chỉnh dần, đặc biệt là trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư tiêu cực hơn do ảnh hưởng từ thị trường Mỹ, bao gồm số liệu việc làm tiêu cực và sự suy yếu của nhóm công nghệ (NASDAQ 100). Điều này gia tăng rủi ro suy thoái của thị trường này và gián tiếp tác động đến VN-Index.

Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu trung bình và quan sát chặt chẽ, sẵn sàng tỷ trọng tiền mặt để giải ngân khi thị trường xuất hiện các cơ hội tốt.

Lấy lại xu hướng tăng điểm

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Áp lực điều chỉnh không kích hoạt trạng thái bán tháo mạnh, và VN-Index vẫn đang có xác suất cao cho phản ứng hồi phục và lấy lại xu hướng tăng điểm tại quanh các ngưỡng hỗ trợ. Nhà đầu tư được khuyến nghị gia tăng tỷ trọng khi lùi về các ngưỡng hỗ trợ xa.

Phân hóa mạnh

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): VN-Index ở vùng giá 1,250-1,255 điểm là tương đối hợp lý đối với triển vọng tăng trưởng của thị trường và đây cũng là hỗ trợ mạnh về kỹ thuật. Thị trường có thể phân hóa mạnh trong vùng giá này dựa vào kỳ vọng tăng trưởng kết quả kinh doanh quý 3/2024, phục hồi trở lại để duy trì xu hướng tích lũy trung hạn tích cực.

Tìm điểm cân bằng

CTCK BIDV (BSC): VN-Index đang có xu hướng tìm điểm cân bằng sau nhịp điều chỉnh, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.

Điều chỉnh

CTCK VPBank (VPBankS): Thị trường vẫn chịu áp lực điều chỉnh khi dòng tiền đang có sự cơ cấu lại, nhóm cổ phiếu bluechips đang bị chốt lời sau nhịp tăng hơn 1 tháng vừa qua. Về kỹ thuật, thị trường vẫn dao động trong một vùng giao dịch rộng từ 1,200-1,290 điểm. Kịch bản vượt mốc 1,300 điểm sẽ khả quan trong các phiên tới khi chỉ số VN-Index kiểm nghiệm lại thành công mốc 1,250 điểm.

Giằng co

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 1,260-1,270 điểm với thanh khoản thấp trong phiên tới. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền có thể phân hóa và thanh khoản thấp.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.

Rung lắc

CTCK Shinhan Việt Nam (SSV): Áp lực vùng cản 1,300 điểm vẫn còn lớn, điều này khiến thị trường muốn vượt vùng này phải mất nhiều thời gian. Trong các phiên tới, VN-Index nhiều khả năng sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc để làm mới dòng tiền và tích lũy động lượng cho nhịp tăng tới. Vùng hỗ trợ gần nhất của thị trường quanh 1,250-1,260 điểm.

Nhà đầu tư chờ đợi những nhịp điều chỉnh và bật tăng lại tại vùng hỗ trợ 1,240-1,250 điểm có thể mua mới. SSV khuyến nghị nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ và quan sát chờ điểm mua phù hợp.

Tùng Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Minh bạch thông tin sẽ chi phối quyết định đầu tư? (11/09/2024)

>   Tổng Giám đốc Chứng khoán Maybank: Muốn thu hút vốn ngoại, doanh nghiệp cần nâng cao công bố thông tin về ESG (12/09/2024)

>   Chứng khoán tháng 9: Một lần nữa chinh phục mốc 1,300? (06/09/2024)

>   Góc nhìn 05/09: Vùng 1,250 - 1,260 điểm đang đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index? (04/09/2024)

>   Có nên mua QNS, NAB và AST? (04/09/2024)

>   ESG có thể định hình thị trường IB trong dài hạn (10/09/2024)

>   Góc nhìn 30/08: Rung lắc trước thềm nghỉ lễ? (29/08/2024)

>   Góc nhìn 29/08: Nhịp điều chỉnh có thể sẽ tiếp tục diễn ra? (28/08/2024)

>   Triển vọng tươi sáng trong dài hạn của vàng (28/08/2024)

>   Phó Giám đốc IB SSI: Nâng hạng thị trường làm gia tăng nhu cầu về dịch vụ IB (09/09/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật