Thứ Ba, 09/07/2024 16:02

Dịch vụ

Doanh nghiệp dược trong nước đứng trước nhiều cơ hội lớn nhờ chuyển đổi số

Với quy mô hơn 8.5 tỷ USD, thị trường dược Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn, đặc biệt là khả năng trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm trong khu vực ASEAN. Để chuẩn bị cho sân chơi quốc tế, bên cạnh tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất thì các doanh nghiệp dược trong nước cũng ngày càng chú trọng, chủ động áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh và sẵn sàng “vươn mình ra biển lớn”.

Chuyển đổi số - chìa khóa đưa ngành dược Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế

Báo cáo của IQVIA cho biết ngành dược Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với quy mô toàn ngành năm 2023 ước đạt 8.5 tỷ USD, tăng trưởng 6% so với năm trước. Đồng thời, ngành này được dự báo CAGR sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 6%-8% trong giai đoạn 2023-2028 nhờ các yếu tố như: Nhu cầu dược phẩm và các sản phẩm sức khỏe đang tăng cao do dân số ngày càng tăng; Nhiều chính sách hỗ trợ ngành dược của Chính phủ….

Ngoài ra, hội nhập quốc tế tạo điều kiện mở rộng các thị trường nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng giúp ngành dược duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian dài. Theo IQVIA, cơ hội mang lại từ các Hiệp định thương mại tự do FTA của Việt Nam giúp ngành dược mở rộng mạng lưới phân phối, gia tăng sự hiện diện của thương hiệu đồng thời tăng cường chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Liên quan đến đến yếu tố này, báo cáo của KMPG chỉ ra rằng việc dễ dàng tiếp cận và tận dụng công nghệ thông tin trong thời đại số hóa sẽ kiến tạo cơ hội giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng của ngành dược phẩm Việt Nam, từ đó nhanh chóng nâng vị thế quốc gia trên bản đồ thế giới. Cụ thể, những cải tiến liên quan đến chuyển đối số sẽ hỗ trợ các chuyên gia y khoa trong công việc của họ, đẩy nhanh sự phát triển của các loại dược phẩm mới. Về dài hạn, người dân sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các sản phẩm thuốc có chất lượng cao và cải thiện tình trạng sức khỏe. KPMG kỳ vọng Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm dược phẩm & y tế của khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp dược trong nước chú trọng đến công tác chuyển đổi số bởi gặp khó khăn nhất định về nguồn lực tài chính, thiếu nhân lực kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng công nghệ số và khó khăn trong việc thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh….

Imexpharm tiên phong chuyển đổi số, đón đầu tương lai

Là doanh nghiệp dược đi đầu về chất lượng, trong suốt hơn 4 thập niên qua, Imexpharm luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và nằm trong top đầu ngành dược trong nước. Để “vươn mình ra biển lớn”, doanh nghiệp dồn mọi nguồn lực tập trung xây dựng chuỗi nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP lớn nhất Việt Nam.

Nhân viên làm việc tại nhà máy đạt chuẩn EU-GMP của IMP

 Đặc biệt, 2023 là năm đánh dấu bước ngoặt bứt phá của Imexpharm khi ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục từ trước đến nay. Tổng doanh thu của Công ty tăng 26% so với năm trước, đạt mức 2,113 tỷ đồng và cao hơn so với mức tăng trưởng chung của toàn thị trường là 8%. EBITDA tăng 31% và kết thúc năm ở mức 466 tỷ đồng, vượt đáng kể so với kế hoạch của Công ty. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EBITDA của Imexpharm đạt mức ấn tượng là 17.2%.

Để gặt hái những quả ngọt như ngày hôm nay, không chỉ ưu tiên chất lượng bằng cách đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, trong nhiều năm, Imexpharm có nhiều cải tiến đáng kể trong hoạt động chuyển đổi số.  Cụ thể, công ty luôn chủ động cập nhật nhanh nhất, bổ sung các chức năng mới trên phần mềm DMS nhằm đáp ứng tốt hơn việc kiểm soát, theo dõi và hỗ trợ trình dược viên trong hoạt động bán hàng. Ngoài ra, Imexpharm cũng bổ sung phần mềm quản lý Kho WMS (Warehouse Management System) như một phần mở rộng trong hệ thống SAP – ERP, nhằm nâng cao và chuẩn hóa trong công tác bảo quản thuốc tại các nhà máy.

Đối với khối hỗ trợ, phần mềm quản lý công việc Base được triển khai mở rộng với các chức năng hành chính, phát triển nguồn nhân lực ..., đồng thời hình thức chấm công bằng công nghệ nhận diện gương mặt cũng được triển khai trong toàn Công ty. Điều này đang giảm tối đa số lượng hồ sơ giấy giúp tiết kiệm chi phí, thời gian xử lý văn bản và nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc của người lao động.

Đáng chú ý, với mục tiêu đến 2030 doanh thu tăng gấp 3 lần so với năm 2024 đồng thời khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu, mới đây Imexpharm cùng Deloitte Việt Nam chính thức khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc Imexpharm trở thành công ty dược phẩm đầu tiên và đi tiên phong trong triển khai SAP S/4HANA nhằm nâng cao hiêu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác. Bên cạnh việc nâng cấp SAP S/4HANA, Imexpharm còn triển khai chiến lược chuyển đổi sử dụng hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế IFRS trên nền tảng hệ thống giải mới từ SAP S/4HANA. Đây cũng là một thế mạnh của Deloitte Việt Nam, khi các chuyên gia đã đồng hành cùng rất nhiều đối tác tiếp cận gần hơn ngôn ngữ báo cáo tài chính quốc tế thông qua việc phân tích khác biệt VAS/IFRS; đánh giá sự sẵn sàng hệ thống, dữ liệu và quy trình; xây dựng sổ tay kế toán IFRS và quy trình lập và phê duyệt Báo cáo tài chính theo IFRS; đào tạo kiến thức IFRS.... Được biết, từ năm 2013 Imexpharm trở thành một trong những doanh nghiệp dược đầu tiên tại Việt Nam triển khai dự ánSAP ERP (phiên bản ECC) hoàn chỉnh nhất.

Đại diện IMP, Deloitte Việt Nam và SAP Việt Nam tại lễ khởi động dự án

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn An Duy - Phó Tổng giám đốc Khối Tài chính Imexpharm cho biết: “Là doanh nghiệp dẫn đầu về chất lượng EU-GMP và sở hữu chuỗi nhà máy EU-GMP lớn nhất Việt Nam, Imexpharm đã đặt ra các mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ và vươn ra thị trường quốc tế. Việc đầu tư cho hạ tầng công nghệ và chuyển đổi số luôn được chúng tôi ưu tiên đầu tư có chiều sâu nhằm hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng, phục vụ tốt hơn và mang lại các giá trị vượt trội cho khách hàng và đối tác. Tôi tin tưởng với kinh nghiệm triển khai của Deloitte cùng năng lực vững chắc, chuyên môn sâu của đội ngũ CNTT Imexpharm, dự án sẽ được triển khai thành công”.

Ông Nguyễn An Duy - Phó Tổng Giám đốc Khối Tài chính Imexpharm

Có thể thấy trong bối cảnh hiện nay khi phần lớn doanh nghiệp dược Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyển đổi số thì việc Imexpharm tiên phong đầu tư vào hệ thống SAP 4HANA Rise được xem là điểm sáng cho ngành dược, giúp doanh nghiệp này nắm bắt nhiều cơ hội và sẵn sàng “vươn mình ra biển lớn”.

FILI

Các tin tức khác

>   Tồn kho giảm, tín hiệu phục hồi tích cực lĩnh vực sản xuất công nghiệp (09/07/2024)

>   Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Thu hồi trên 300 tỷ đồng, 02 triệu USD, tạm giữ trên 1,000 sổ đỏ (09/07/2024)

>   Sớm đóng điện dự án phục vụ nhập khẩu điện gió từ Lào vào tháng Tám (09/07/2024)

>   Bộ Công an: Công ty Cây xanh Công Minh tham gia 600 gói thầu với giá trị hàng ngàn tỷ đồng (08/07/2024)

>   Thành phố Hồ Chí Minh: Xu thế số hóa kênh phân phối, bán lẻ (08/07/2024)

>   Vốn đầu tư từ nước ngoài vào Khánh Hòa giảm mạnh (08/07/2024)

>   Gỡ vướng dự án BT chuyển tiếp (08/07/2024)

>   Lỗ nghìn tỷ, 'ông lớn' xi măng Vicem lại bị Bộ Tài chính thanh tra (08/07/2024)

>   Hàng không xoay xở vì thiếu máy bay (08/07/2024)

>   Phá đường dây cho vay nặng lãi tới hơn 600%/năm (08/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật