Thứ Sáu, 14/06/2024 20:30

Mục tiêu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2030

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh.

Du lịch phố cổ Hội An

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 509/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.

Mục tiêu cụ thể, năm 2025, phấn đấu đón từ 25-28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8-9%/năm. Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13-15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4-5%/năm. Phấn đấu năm 2025 đóng góp trực tiếp 8-9% trong GDP; đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 13-14% trong GDP.

Theo quy hoạch, đến năm 2025, du lịch tạo ra khoảng 6.3 triệu việc làm, trong đó khoảng 2.1 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030 tạo ra khoảng 10.5 triệu việc làm, trong đó khoảng 3.5 triệu việc làm trực tiếp.

Về môi trường, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.

Đến năm 2045, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế; điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phấn đấu đón 70 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.3 tỷ đồng; đóng góp 17-18% trong GDP.

Đối với thị trường nội địa, theo quy hoạch, giai đoạn 2021-2025, phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa. Giai đoạn 2026-2030: Đẩy mạnh khai thác các phân đoạn thị trường chi trả cao, lưu trú dài ngày, các thị trường mới về du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm.

Với thị trường quốc tế, giai đoạn 2021-2025, phục hồi các thị trường truyền thống, kết hợp thu hút các thị trường mới nổi: Ấn Độ, các nước Trung Đông.

Giai đoạn 2026-2030, duy trì và mở rộng quy mô các thị trường truyền thống: các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Nga và Đông Âu, châu Đại dương; đa dạng hóa các thị trường, chuyển dịch theo hướng tăng thị phần khách có khả năng chi trả cao.

Khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo

Về định hướng phát triển sản phẩm, sẽ khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.

Cùng với đó, phát huy giá trị văn hóa vùng, miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết hiệu quả du lịch với công nghiệp văn hóa.

Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên Huế); các đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm.

Bên cạnh đó, phát triển các loại hình du lịch mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với những xu hướng mới của thị trường: du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao, thể thao mạo hiểm; du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch giáo dục; du lịch du thuyền; du lịch công nghiệp.

Việt Nam sẽ hình thành hệ thống các Khu du lịch quốc gia và địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

Tập trung hình thành 06 khu vực động lực

Đến 2030, tập trung hình thành 6 khu vực động lực phát triển du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình; Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh; Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận; TPHCM - Bà Rịa - Vũng Tàu; Cần Thơ - Kiên Giang - Cà Mau.

Giai đoạn sau 2030, hình thành 2 khu vực động lực phát triển du lịch Lào Cai - Hà Giang; Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên.

Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp để phát triển du lịch, trong đó có vấn đề phát triển nhân lực du lịch; đầu tư kinh phí…

Tùng Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Khách ít đi chơi lúc nửa đêm, ế ẩm vé máy bay chuyến muộn (14/06/2024)

>   Huỷ 10% chuyến bay đêm do không có khách (12/06/2024)

>   Từ 1/7/2024, giải quyết liên thông điện tử nhiều thủ tục hành chính cho trẻ dưới 6 tuổi (11/06/2024)

>   “TPHCM - lung linh dòng sông hát” khép lại Lễ hội sông nước TPHCM lần 2 (10/06/2024)

>   Sức mua tivi mùa Euro 2024 chưa đạt kỳ vọng (09/06/2024)

>   Khu đô thị cách hồ Hoàn Kiếm 14 km có thiên nga, vịt trời đi lại tự do trên đường (08/06/2024)

>   Cụ bà 102 tuổi vẫn điều hành công ty riêng (08/06/2024)

>   Công an TPHCM lý giải tội phạm tệ nạn xã hội chọn chung cư cao cấp (07/06/2024)

>   5 tháng kiếm 203 tỉ cho Apple, TikTok Shop vẫn không được chấp nhận (06/06/2024)

>   Bí quyết quản lý thời gian CEO Nvidia: “Đừng ôm đồm mọi thứ” (05/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật