Tăng lãi suất trên OMO – Kế tiếp là gì?
Việc tăng lãi suất tín phiếu và OMO cũng cho thấy dường như nhà điều hành vẫn chưa muốn sử dụng đến công cụ lãi suất điều hành, trong đó bao gồm trần lãi suất tiền gửi, mà được cho là sẽ có những ảnh hưởng rộng hơn đến toàn bộ nền kinh tế thay vì chỉ ở phạm vi hệ thống ngân hàng như lãi suất OMO.
Giúp kiềm chế tỷ giá?
Hôm 22/05, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng lãi suất phát hành tín phiếu thêm 0.1% lên 4%/ năm, đồng thời lãi suất chiết khấu giấy tờ có giá cũng tăng thêm từ 0.25% lên 4.5%/ năm. Dù có vẻ bất ngờ nhưng thật ra đã có một số đồn đoán về động thái này trong thời gian qua và đây cũng không phải là lần đầu tiên nhà điều hành tăng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) trong năm nay.
Cụ thể, kể từ khi NHNN sử dụng lại kênh OMO từ ngày 12/04, cơ quan này đã có lần tăng lãi suất đầu tiên từ 4% lên 4.25% vào ngày 23/4. Trong khi đó, lãi suất phát hành tín phiếu đã tăng dần theo xu hướng của lãi suất thị trường, từ mức 1.4% ở thời điểm NHNN bắt đầu phát hành tín phiếu trở lại vào ngày 11/03, lên tới mức 4% như hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng, động thái tăng lãi suất lần này của NHNN nhằm đảm bảo mức lãi suất đủ hấp dẫn để các ngân hàng dư thừa thanh khoản tìm đến kênh tín phiếu, thay vì cho vay lãi suất thấp trên liên ngân hàng, qua đó, khiến lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng khó giảm sâu. Từ đó giữ chênh lệch lãi suất USD và VNĐ trên thị trường liên ngân hàng không bị mở rộng trở lại. Số liệu từ mức chênh lệch lên tới 4-5% vào đầu năm nay, hiện lãi suất USD chỉ còn cao hơn lãi suất VNĐ là 1%.
Việc chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền ở mức quá cao trước đây là một trong những lực đẩy kích thích các hoạt động đầu cơ ngoại tệ của các nhà băng, khiến tỷ giá đã chịu không ít áp lực. Hiện các ngân hàng đang niêm yết giá bán USD vẫn sát mức trần cho phép của NHNN, cho thấy lực cầu ngoại tệ vẫn đang ở mức cao. Theo đó, cùng với chính sách bán ngoại tệ can thiệp, mà thông tin cho thấy NHNN đã bán cho các ngân hàng thương mại lượng ngoại tệ đến nay lên đến 2.5 tỷ USD, công cụ lãi suất đang được sử dụng thường xuyên hơn.
Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 5, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 14.64 tỷ USD, giảm 8% so với nửa cuối tháng 4. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu trong nửa đầu tháng 5 đạt 17.3 tỷ USD, tăng 18% so với nửa cuối tháng 4, chủ yếu do nhập khẩu một số nhóm hàng tăng mạnh như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thiết bị dụng cụ và phụ tùng; vải các loại...Theo đó, trong nửa đầu tháng 5, Việt Nam bất ngờ nhập siêu trở lại hơn 2.6 tỷ USD, phần nào gây áp lực lên tỷ giá.
Cũng cần biết rằng, trong hoạt động của NHNN hiện nay, có 4 loại lãi suất chính được sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ, gồm lãi suất trên thị trường mở (Lãi suất OMO), Lãi suất tái cấp vốn, Lãi suất chiết khấu và Lãi suất cơ bản. Với tính chất là các giao dịch mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn với các ngân hàng thương mại và thường được sử dụng trong 1 tháng rưỡi qua, nên lãi suất OMO có sự tác động lớn đến thị trường liên ngân hàng so với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất cơ bản.
Kế tiếp là gì?
Việc tăng lãi suất tín phiếu và OMO cũng cho thấy dường như nhà điều hành vẫn chưa muốn sử dụng đến công cụ lãi suất điều hành, trong đó bao gồm trần lãi suất tiền gửi, mà được cho là sẽ có những ảnh hưởng rộng hơn đến toàn bộ nền kinh tế thay vì chỉ ở phạm vi hệ thống ngân hàng như lãi suất OMO. Với định hướng của Chính phủ là phải giảm thêm lãi suất cho vay 1-2% trong năm nay, mục tiêu giữ ổn định lãi suất tiền gửi đầu vào của các nhà băng đang cực kỳ quan trọng.
Không loại trừ khả năng đây là động thái dạo đầu để nhà điều hành thăm dò thị trường, bước kế tiếp có thể sử dụng đến công cụ lãi suất điều hành, vì vậy có lý do để lo lắng. Việc lãi suất OMO tăng góp phần giữ lãi suất vay mượn trên thị trường 2 ở mức cao, tất yếu rồi cũng sẽ lan tỏa đến lãi suất huy động trên thị trường 1 của các nhà băng. Và khi áp lực tăng lãi suất huy động ngày càng gia tăng đòi hỏi trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn phải được nới rộng ra, sẽ đến lúc lãi suất điều hành phải được điều chỉnh tăng lên.
|
Dù có dấu hiệu đi lên trở lại trong 2 tháng gần đây, nhưng hiện khung lãi suất niêm yết tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng của hầu hết ngân hàng vẫn cách khá xa mức trần quy định là 4.75%, nên có lẽ NHNN cũng thấy chưa cần thiết phải tăng lãi suất điều hành. Thay vào đó, lãi suất OMO cũng góp phần giúp NHTW đưa ra định hướng về mức lãi suất thị trường, cũng như giúp điều tiết lượng cung ứng tiền tệ tại từng thời điểm.
Dù vậy, không loại trừ khả năng đây là động thái dạo đầu để nhà điều hành thăm dò thị trường, bước kế tiếp có thể sử dụng đến công cụ lãi suất điều hành, vì vậy có lý do để lo lắng. Việc lãi suất OMO tăng góp phần giữ lãi suất vay mượn trên thị trường 2 ở mức cao, rồi cũng sẽ lan tỏa đến lãi suất huy động trên thị trường 1 của các nhà băng. Và khi áp lực tăng lãi suất huy động ngày càng gia tăng đòi hỏi trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn phải được nới rộng ra, sẽ đến lúc lãi suất điều hành phải được điều chỉnh tăng lên.
Đặc biệt trước tình hình lạm phát có thể đối mặt với áp lực trở lại, lãi suất cũng sẽ chịu sức ép tương ứng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng lên 4.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới đã đẩy nhóm hàng hóa dịch vụ như giao thông tăng đến 1.95% trong tháng vừa qua. Việc điều chỉnh giá một loạt mặt hàng do Nhà nước quản lý trong năm nay như dịch vụ y tế, giáo dục hay điện sẽ có những tác động đáng kể lên lạm phát là tất yếu.
Còn đối với đợt tăng lần này, mức độ ảnh hưởng sẽ có sự khác nhau giữa các tổ chức tín dụng (TCTD), tùy thuộc vào thực trạng nguồn vốn hiện nay. Với các ngân hàng đang thiếu hụt thanh khoản tạm thời sẽ phải chấp nhận chi phí vay ngắn hạn từ NHNN cao hơn. Cần lưu ý trong phiên ngày 22/05, có 9/9 thành viên trúng thầu và vay gần 25,000 tỷ đồng thông qua kênh OMO với kỳ hạn 7 ngày, giá trị tăng gấp hơn 9 lần so với phiên trước đó. Nhu cầu vay cao có lẽ cũng là một trong những lý do khiến nhà điều hành quyết định tăng lãi suất OMO.
Ngược lại, những TCTD đang có nguồn vốn nhàn rỗi sẽ có cơ hội đầu tư vào tín phiếu với lợi suất cao hơn. Hiện không ít nhà băng đang có chi phí vốn chỉ từ 3-4%, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng chỉ từ 2-3%/ năm, còn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn chỉ quanh 0.1-0.2%/ năm, do đó rót tiền mua tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 4%/ năm vẫn đảm bảo có lãi ổn định, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hiện vẫn còn chậm.
Đáng lưu ý, với mức tăng 0.1% ở lãi suất phát hành tín phiếu và 0.25% ở lãi suất OMO, đã đưa chênh lệch lãi suất giữa 2 công cụ này về lại mức 0.5%, là mức phổ biến được duy trì ổn định trong hơn 1 tháng qua. Với mức chênh lệch này sẽ hạn chế tình trạng các ngân hàng mua tín phiếu rồi sử dụng chính lượng tín phiếu đó để vay cầm cố trên OMO nhằm quay vòng dòng vốn ngắn hạn.
Phan Thụy
FILI
|