Thứ Năm, 23/05/2024 15:25

Tăng lãi suất OMO và tín phiếu chưa phải là đảo chiều chính sách tiền tệ?

Ngày 22/05/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện song song 2 động thái, tăng lãi suất OMO và lãi suất tín phiếu trong bối cảnh tỷ giá USD tăng cao. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng việc này là can thiệp bình thường, chưa cho thấy thanh khoản đang gặp rủi ro.

Ngày 22/05/2024, NHNN đã cho 9 thành viên thị trường vay gần 25,000 tỷ đồng thông qua kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO) với kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 4.5%/năm. So với phiên trước đó, quy mô cho vay OMO của NHNN đã tăng gấp hơn 9 lần và lãi suất cho vay đã tăng thêm 0.25 điểm phần trăm, từ 4.25%/năm lên 4.5%/năm.

Đây là lần thứ hai NHNN tăng lãi suất OMO trong vòng 1 tháng qua. Trước đó, NHNN đã tăng lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá từ 4% lên 4.25%/năm trong phiên 23/4.

Cũng trong ngày 22/05, NHNN đã phát hành 650 tỷ đồng tín phiếu với kỳ hạn 28 ngày, với lãi suất trúng thầu đã tăng từ 3.9%/năm trong phiên trước đó lên 4%/năm, cao nhất kể từ tháng 3/2023.

Chưa có rủi ro về thanh khoản của thị trường

Ông Đinh Đức Quang - Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam

Trước động thái này, ông Đinh Đức Quang - Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam đánh giá thanh khoản thị trường đang ổn định.

Lãi suất thị trường mở được cơ quan quản lý dùng để điều tiết thanh khoản của tiền VND trên thị trường. Đây là hệ thống điều tiết đã xây dựng trong nhiều năm qua, và những năm gần đây công cụ này hoạt động rất trôi chảy trong việc bơm thanh khoản vào thị trường thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, hoặc rút bớt thanh khoản ra khỏi thị trường thông qua việc phát hành tín phiếu khi thị trường có dấu hiệu dư thừa.

Động thái của NHNN chiều ngày 22/05 là 2 hoạt động song song, có cả tăng lãi suất trên thị trường mở OMO với mức lãi suất tăng 0.25%/năm, đồng thời cũng phát hành tín phiếu. Rõ ràng, 2 kênh đang điều tiết thanh khoản VND đang được hoạt động song song, chứ không phải thị trường đang thiếu thanh khoản và NHNN phải bơm thanh khoản vào.

Gần đây, một số ngân hàng cũng tăng mức lãi suất huy động, nhưng mức tăng này không lớn, chủ yếu ở kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, khoảng tăng 20-30 điểm phần trăm. Mặc dù lãi suất đã tăng, nhưng hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, thậm chí thấp ở cả lãi suất huy động trước COVID-19. Mặt bằng chung lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng đang quanh mức 5%/năm.

Về thanh khoản của hệ thống, nhu cầu phải huy động lãi suất ở mức cao hơn, UOB chưa nhận thấy có rủi ro về thanh khoản của thị trường.

Ông Quang đánh giá, chính sách phải đi theo xu thế của thị trường. Và xu hướng thị trường hiện nay của các nước trong khu vực và trên thế giới là đang phải giữ mặt bằng lãi suất cao hơn ở mức lâu hơn. Do đó, Việt Nam cũng không thể đi ngược lại xu hướng đó, phải cân bằng mặt bằng lãi suất trong nước, để hài hòa với các kênh đầu tư khác và với các nước trên thế giới.

Tiền gửi tiết kiệm là kênh phổ biến nhất tại Việt Nam, ngân hàng thương mại đang điều chỉnh lãi suất huy động để cân bằng lợi tức so với các kênh đầu tư khác trên thị trường chứ không phải là thiếu thanh khoản.

Về phía cơ quan quản lý, cũng điều chỉnh lãi suất ở mức hài hòa so với lãi suất trong khu vực và thế giới, chứ chưa phải là động thái thắt chặt tiền tệ hoặc đảo chiều chính sách tiền tệ trong thời điểm hiện nay.

Không phải thị trường thiếu ngoại tệ

Số liệu theo Theo Khối Thị trường tài chính, ACB, ngày 21/05/2024, các thành viên trên liên ngân hàng đã đăng ký mua gần 600 triệu USD từ NHNN, đưa mức lũy kế mua từ nguồn này đạt khoảng 2.5 tỷ USD tính từ giữa tháng 4 đến nay.

Ông Đinh Đức Quang cho rằng, không riêng NHNN dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường. Nhìn vào mức độ mất giá của VND trong 4 tháng đầu năm nay trong tổng thể các đồng tiền trong khu vực và thế giới, đang ở mức trung bình.

Từ đầu năm đến nay, Yên (Nhật) mất giá khoảng 10%, Baht (Thái Lan) mất giá khoảng 8%, Ringgit (Malaysia) mất giá khoảng 7%... So với 10 đồng tiền quan trọng trong khu vực, VND đang mất giá mức trung bình, NHNN can thiệp để giữ VND biến động hợp lý là việc đương nhiên, không riêng gì NHNN Việt Nam mà vừa qua ngân hàng trung ương Indonesia và Nhật Bản cũng can thiệp mạnh vào tỷ giá. Việc can thiệp này là hoạt động bình thường, chứ không phải thị trường thiếu ngoại tệ.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Đón xem livestream của VIB và tận hưởng loạt ưu đãi giảm đến 65% (23/05/2024)

>   LPBank đạt xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức A+, triển vọng ''Ổn định'' (23/05/2024)

>   LPBank đạt xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức A+, triển vọng ''Ổn định'' (23/05/2024)

>   Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất OMO lên 4,5% nhằm giảm áp lực tỷ giá (23/05/2024)

>   Ngân hàng Citi bị phạt nặng tại Anh vì thiếu sót trong kiểm soát giao dịch (22/05/2024)

>   Thoái toàn bộ gần 85 triệu cp, IFC không còn là cổ đông của ABBank (22/05/2024)

>   Ngân hàng hành động thế nào để tham gia vào mục tiêu Net Zero 2050? (22/05/2024)

>   47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh, chiếm 4.5% dư nợ toàn nền kinh tế (22/05/2024)

>   Khối ngoại bán thỏa thuận gần 85 triệu cp ABB, cao hơn 22% thị giá (22/05/2024)

>   Nghị định 52 của Chính phủ làm rõ về định nghĩa và bản chất của tiền điện tử (22/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật