Thứ Tư, 03/04/2024 19:41

Vụ lừa đảo 338 tỷ đồng tại MSB: Nếu khách hàng không có lỗi, bao lâu được hoàn lại tiền?

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 tổ chức vào chiều ngày 03/04, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN – SBV) Đào Minh Tú đã có phản hồi liên quan đến vụ việc nữ giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) bị bắt với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 338 tỷ đồng của 8 khách hàng.

* Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

* Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

* MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngày 28/03/2024, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Bộ Công an thông tin đã tiến hành khởi tố bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc MSB chi nhánh Thanh Xuân. Bước đầu xác định bà Hoài Anh đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo, phóng viên đặt vấn đề trong trường hợp nếu khách hàng không có bất cứ lỗi nào trong giao dịch để nhân viên MSB lợi dụng, biến thành lừa đảo, thì khi nào sẽ được hoàn lại số tiền đã gửi tại Ngân hàng?

Phản hồi, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết đã nhận được báo cáo của MSB. Vụ việc này không do khách hàng phát hiện ra, mà được MSB tìm thấy trong quá trình kiểm soát hoạt động của mình. Sau khi phát hiện, MSB đã chủ động gửi hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra từ tháng 10/2023.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú trả lời về vấn đề tại ngân hàng MSB - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thống đốc thông tin, việc điều tra đang được tiến hành khẩn trương nhằm xác định trách nhiệm, sai sót thuộc của ai (ngân hàng MSB, của cá nhân bà Bùi Thị Hoài Anh hay là của những người khác có liên quan).

“Để xác định được đúng, sai và trách nhiệm ở đâu chúng ta phải chờ kết quả điều tra của cơ quan công an. Chúng tôi tin rằng vụ việc này cơ quan công an điều tra sẽ có những kết luận đầy đủ để xác định trách nhiệm” – trích lời ông Tú.

Tuy vậy, Phó Thống đốc khẳng định nguyên tắc là những quyền lợi chính đáng của khách hàng sẽ luôn được bảo vệ. Nếu ngân hàng hoặc cá nhân bà Hoài Anh có sai phạm thì họ phải có trách nhiệm với khoản tiền gửi từ khách hàng.

Bên cạnh đó, ông Tú cho rằng ngoài quy định cụ thể phải thực hiện tốt, cần phải luôn quan tâm đến khoản tiền gửi. Khách hàng cũng cần có cơ chế thông báo và kiểm soát số dư tiền gửi trong tài khoản, cũng như chủ động kiểm tra tài khoản của mình chứ không phải “chỉ có đi gửi tiết kiệm rồi đến lúc rút tiết kiệm thì chúng ta mới quan tâm đến khoản tiền gửi đó” – trích lời ông Tú.

“Chính điều này cũng là một cách để cho chúng ta tăng cường hơn nữa quyền lợi của chính khách hàng cũng như bảo vệ được thông tin bí mật trong quá trình sử dụng thẻ, mở tài khoản cũng như giao dịch, chuyển tiền, giao dịch thanh toán nhằm đảm bảo được bảo mật thông tin và nội dung này chúng tôi cũng đã nhiều lần đặt vấn đề các phương tiện truyền thông cũng đã truyền thông rất tích cực, đầy đủ.”

Có hay không lỗ hổng trong quy trình nghiệp vụ của ngân hàng?

Trước nghi vấn “tồn tại lỗ hổng trong quy trình nghiệp vụ ngân hàng” và mong muốn “có giải pháp bảo vệ người gửi tiền”, ông Đào Minh Tú khẳng định không có lỗ hổng mang tính hệ thống.

“Thời gian vừa qua, vẫn có những câu chuyện là tiền trong tài khoản bị mất, có những vi phạm có thể là do cá nhân, do tập thể hoặc do ngân hàng. Tuy nhiên, nếu mà nói lỗ hổng có tính chất hệ thống thì tôi khẳng định là không, mà có thể chỉ diễn ra ở một số ngân hàng, một số tổ chức, đơn vị hoặc là các phòng giao dịch vi phạm do cách thức quản lý hoặc là do các vi phạm, tiêu cực của cá nhân, cán bộ. Cũng có thể là do sự chủ quan, thậm chí cũng có những trường hợp thông đồng cùng với cán bộ ngân hàng để vi phạm. Đấy là một số những vụ việc diễn ra trong thời gian vừa qua nhưng mỗi một vụ việc cũng đã đều được NHNN rút kinh nghiệm chung và có chỉ đạo để khắc phục một cách kịp thời” – trích lời Phó Thống đốc.

Ông Đào Minh Tú cho biết, ở góc độ cơ chế và quy định, NHNN luôn rà soát thường xuyên. Tất cả những quy định liên quan đến việc mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền cũng như tiền tiết kiệm đã được hệ thống các văn bản quy phạm quy định rất đầy đủ. Ngoài ra, cũng đã xác định rõ ràng trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong vấn đề cung ứng những dịch vụ liên quan đến bảo mật tài khoản và tiền gửi của người dân cũng như quy định cụ thể về trách nhiệm với những người gửi tiền hay lập tài khoản.

Hải Âu

FILI

Các tin tức khác

>   Giá USD ngân hàng liên tục phá đỉnh (03/04/2024)

>   ĐHĐCĐ ACB: Lợi nhuận quý 1 dự kiến 4,900 tỷ đồng (04/04/2024)

>   Đại diện VKS: Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền của dân qua SCB để mua bất động sản (03/04/2024)

>   VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 23,165 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức 10% tiền mặt (03/04/2024)

>   Những chuyển động trên thị trường tiền tệ (03/04/2024)

>   Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát: VKS đề nghị mức án mới cho Nguyễn Cao Trí, Chu Lập Cơ, Trương Huệ Vân (03/04/2024)

>   MSB: Tín dụng quý 1/2024 tăng trưởng 5%, dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% (03/04/2024)

>   Câu chuyện “an cư lạc nghiệp” khi lãi suất chạm đáy (03/04/2024)

>   Lợi nhuận SeABank tăng 41% trong quý đầu năm (03/04/2024)

>   NHNN phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng năm 2024  (03/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật