Thứ Hai, 12/02/2024 14:02

Mở lối cho nghề tư vấn tài chính cá nhân tại Việt Nam

Rất kỳ vọng, sau hoạt động đào tạo trên diện rộng thì Chính phủ sẽ chính thức vào cuộc cho hành lang pháp lý của 4 chữ danh giá Tư Vấn Tài Chính – Financial Advisor.

Có thể nói, chưa có thời điểm nào mà niềm tin của người dân vào thị trường tài chính lại bị thử thách nhiều như trong giai đoạn 2021-2022. Liên tiếp các sự kiện tiêu cực liên quan đến chất lượng sản phẩm tài chính cũng như đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn viên đã thu hút rất nhiều dư luận.

Chưa bao giờ chỉ trong một thời gian ngắn mà các sản phẩm tài chính như bảo hiểm nhân thọ (BHNT), trái phiếu, rồi cấp tín dụng kèm bảo hiểm nhân thọ,… lại gây tổn thương cả về tinh thần và tài chính của người dân lớn đến như trong thời gian qua.

Và nếu thật sự có cái nhìn phân tích sâu về sự vận động của thị trường tài chính Việt Nam cũng như xu hướng phát triển trên thế giới hiện nay, không khó để thấy đây không phải là sự trùng hợp khi diễn ra đồng thời mà là sự tích tụ và bùng nổ “đương nhiên” khi cán cân lợi ích giữa bên bán và bên mua đang quá khác biệt trên thị trường tài chính Việt Nam. Điều này đến từ dân trí tài chính còn hạn chế trong khi sản phẩm ngày càng phức tạp và phần thu nhập của người tư vấn hầu như chỉ đến từ sản phẩm nên sẽ không tránh khỏi tỷ lệ lớn người tư vấn vẫn tập trung vào bán (Product Push), chứ không phải là tập trung vào lợi ích khách hàng (Client Centric)

Nếu như trên thế giới, để giải quyết bài toán này trong hơn 50 năm qua, Chính phủ và thị trường tài chính đã tạo ra một mảng tư vấn hay có thể gọi là 1 năng lực khác cho người tư vấn sản phẩm tài chính. Đó là kiến thức về hoạch định tài chính cá nhân (Financial Planning) để giúp người Tư vấn sản phẩm tài chính có thể hướng giá trị nhiều hơn về khách hàng, qua đó giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính một cách bền vững và hài hòa những xung đột lợi ích giữa định chế tài chính và khách hàng

Trong 2-3 năm qua, thị trường tài chính rộ lên 1 danh xưng là Tư vấn tài chính (Financial Advisor) hay Chuyên viên Hoạch định tài chính (Financial Planner), đặc biệt là trong ngành BHNT, sau đó lan tỏa sang ngân hàng và gần đây là chứng khoán với cụm từ Quản lý gia sản (Wealth Advisor). Đây đều là những danh xưng có tính ràng buộc pháp lý ở thị trường quốc tế (cần chứng nhận chuyên môn hoặc trong vài tình huống là được Chính phủ cấp giấy phép). Nhưng tại thị trường Việt Nam thì có thể dùng từ là tự xưng và tự phong vì rõ ràng không có đào tạo chuyên môn nào để xác nhận năng lực này cũng như hành lang pháp lý của nước ta chưa quy định cụ thể

Trong bối cảnh để thúc đẩy dần sự ra đời của nghề tư vấn tài chính chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển dân trí tài chính toàn diện theo định hướng của Chính phủ cũng như tạo sự minh bạch và bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng cá nhân trên thị trường tài chính, tôi thiết nghĩ rất cấp bách để tham khảo và xây dựng mô hình đào tạo chuyên nghiệp tại các Trường Đại học về ngành Hoạch định tài chính cá nhân và quản lý gia sản (Financial Planning), cũng như tiếp theo đó là thí điểm các mô hình tạo ra hành lang pháp lý cho nghề tư vấn chuyên nghiệp, thu phí trên dịch vụ tư vấn, giảm bớt động lực thu phí trên sản phẩm để lành mạnh hóa thị trường tài chính.

Và phát pháo đầu đã chính thức được mở ra từ những Trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam như Đại học Ngân hàng hay Học viện Ngân hàng với việc phối hợp các đơn vị tiên phong có thế mạnh về lĩnh vực này trên thị trường như CTCP Tư vấn đầu tư và Quản lý gia sản FIDT để chuẩn bị cho việc mở chuyên ngành đào tạo về Hoạch định tài chính cá nhân và quản lý gia sản, qua đó, đưa ra thị trường những thế hệ tư vấn tài chính mới chất lượng hơn, chỉnh chu hơn và sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp chặt chẽ hơn.

Và rất kỳ vọng, sau sự đào tạo hàng loạt trên diện rộng thì Chính phủ sẽ chính thức vào cuộc cho hành lang pháp lý của 4 chữ danh giá Tư Vấn Tài Chính – Financial Advisor.

Ths. Ngô Thành Huấn – Giám đốc điều hành tại CTCP FIDT

FILI

Các tin tức khác

>   Mẹo lì xì Tết để không bị “chê ít” (09/02/2024)

>   Tránh 5 thói quen sử dụng tiền bạc, cô gái tích lũy được 12 tỷ ở tuổi 28 (03/02/2024)

>   Cầm 2 tỷ, có nên mua nhà trước dịp Tết Giáp Thìn? (02/02/2024)

>   Sen Tài Thu, Sâm Ngọc Linh ảo 'lừa' cả nghìn tỷ dễ dàng: Chung một kịch bản? (30/01/2024)

>   Doanh nhân trúng Vietlott hơn 48 tỷ 'không đọc tin, nghĩ chỉ là giải nhỏ' (29/01/2024)

>   "Cha đẻ ChatGPT" chỉ ra 3 ngành đặc biệt hưởng lợi từ ChatGPT (13/02/2024)

>   Cảnh báo dấu hiệu hoạt động đa cấp không phép của Công ty Trí tuệ tự nhiên (23/01/2024)

>   Vé Vietlott bán qua Vinaphone trúng giải Jackpot 48 tỉ đồng (19/01/2024)

>   Phải chi từ 25 triệu đồng/m2 để sở hữu căn hộ chung cư tại hai thành phố lớn (13/01/2024)

>   Đừng có 'ngộp' lúc này (13/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật