Thứ Ba, 13/02/2024 18:00

Cuộc chiến giá và làn sóng đóng cửa shop điện máy - công nghệ kéo dài tới khi nào?

Năm 2023, ngành hàng điện máy, công nghệ gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm sút nghiêm trọng và năm 2024 này hy vọng phục hồi trở lại.

Những khó khăn của thị trường bán lẻ hàng công nghệ đã bắt đầu từ nửa cuối năm 2022 và "cuộc chiến giá" giữa các đại gia bán lẻ công nghệ cũng đã bắt đầu ngay từ quý IV/2022.

Nguyên do sau giai đoạn tăng trưởng nóng vì tác động của dịch bệnh COVID-19 khiến nhu cầu các thiết bị công nghệ hỗ trợ việc học và làm việc tại nhà, sức mua yếu dần, hàng tồn kho cao do việc kế hoạch kinh doanh sai dựa trên kỳ vọng tăng trưởng tiếp của năm 2022. Một số hệ thống bán lẻ lớn lao đao.

Hệ thống bán lẻ giảm giá để tìm kiếm khách hàng

Quý I/2023, doanh thu của nhà bán lẻ lớn nhất đã giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 21,28 tỉ đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ 2022, mức thấp kỷ lục từ sau khi niêm yết.

Sang quý II/2023 là quý khó khăn nhất trong nhiều năm của ngành bán lẻ công nghệ, thậm chí còn tệ hơn trong thời COVID-19.

Các nhà bán lẻ lớn kéo nhau vào cuộc chiến hạ giá khốc liệt nhất trong lịch sử. Các hãng công nghệ, nhà phân phối cũng bị kéo vào "cuộc chiến gia". Ngay cả ngành hàng iPhone chưa từng biết giảm giá cũng bị cuốn vào khiến các nhà bán lẻ bị âm giá vốn, thua lỗ.

Quý III/2023, cuộc chiến giá vẫn chưa có dấu hiệu ngưng. Chưa dừng lại ở đó, các nhà bán lẻ bắt đầu siết chặt các chi phí vận hành để giảm thiểu thua lỗ, như sa thải nhân viên, đóng cửa nhiều cửa hàng không hiệu quả.

Các nhà bán lẻ đầu thị trường đã đóng số lượng hàng trăm cửa hàng, hàng ngàn nhân sự bị sa thải và dự kiến sẽ còn tiếp tục đóng cửa nhiều cửa hàng nữa trong thời gian sắp tới.

Sức mua cuối năm tuy có tăng nhưng vẫn còn chậm

Ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Thương mại, hệ thống FPT Shop, nhận xét năm 2023 là một năm khó khăn chung cho các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt bán lẻ di động. Nhu cầu mua sắm đồ công nghệ ảnh hưởng lớn từ việc thắt chặt chi tiêu của người dân khi các nguồn thu nhập bị ảnh hưởng.

Những ngày cận Tết 2024 sức mua các smartphone tăng khá tốt và các nhà bán lẻ kỳ vọng năm về năm 2024 này sẽ khởi sắc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Lạc Huy – đại diện hệ thống CellphoneS, dự báo thị trường sẽ còn tiếp tục gặp khó trong 2024 vì đây không phải ngành hàng thiết yếu.

Còn theo ông Kha, để thị trường khởi sắc thì sản phẩm cần được trang bị công nghệ khác biệt mang tính cách mạng để tạo động lực nâng cấp với người dùng trong năm nay. Khi tất cả các hãng tham gia vào thị trường này thì thị trường mới hy vọng bùng nổ trở lại.

Còn theo bà Phùng Phương – đại diện Di Động Việt, đón đầu được nhu cầu mua sắm giai đoạn khó khăn, Di Động Việt đã tích hợp nhiều phương thức mua sắm tối ưu, tiết kiệm như trade-in thu cũ đổi mới lên đời không bù tiền, trả góp 4 không (không trả trước, không lãi suất, không phí chuyển đổi, không cần chờ đợi... để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

Nguyễn Hải

Người lao động

Các tin tức khác

>   Đề xuất miễn phí xe buýt tất cả ngày lễ trong năm (11/02/2024)

>   Grab và GoTo nối lại đàm phán sáp nhập (10/02/2024)

>   Năm đầu tiên Uber có lợi nhuận (09/02/2024)

>   AI - từ quá khứ đến tương lai! (08/02/2024)

>   Musk: 'Người cấy chip não có thể điều khiển smartphone tuần này' (07/02/2024)

>   Thị trường cho thuê xe ô tô (phần 1): Phân mảnh nhưng kén “người chơi”? (22/02/2024)

>   Dịch vụ thuê xe tự lái dịp Tết ảm đạm (04/02/2024)

>   Cái tôi, nỗi sợ hãi và tiền bạc trong cuộc đua AI (Kỳ 2): Cuộc đấu giá tài năng (13/02/2024)

>   Cái tôi, nỗi sợ hãi và tiền bạc trong cuộc đua AI (Kỳ 1): Bữa tiệc khởi đầu cho cuộc tranh luận thế kỷ (11/02/2024)

>   Thị trường xe máy cận Tết: Đồng loạt giảm giá, sức mua vẫn yếu (02/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật