Thứ Sáu, 02/02/2024 13:02

Chuyên gia chọn kịch bản nào cho VN-Index sau Tết Nguyên đán?

Người viết vừa có cuộc trao đổi ý kiến với các chuyên gia về xu hướng thị trường trước và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đa số đều đồng thuận việc thị trường trước Tết sẽ đi lình xình và nghiêng về chiều tích cực sau Tết.

Liệu có tâm lý nghỉ lễ sớm?

Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô & Chiến lược thị trường Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng thời điểm hiện tại, thanh khoản thấp không quá bất ngờ, và là điều không tích cực và cũng không tiêu cực. Tình trạng thanh khoản thấp có thể duy trì đến Tết.

Trong một xu hướng thị trường đi ngang với thanh khoản thấp không nói lên nhiều điều, chủ yếu liên quan đến tâm lý nhà đầu tư và về mặt thông tin không có yếu tố nào tác động đến thị trường theo xu hướng tăng hay giảm. Ra Tết, thanh khoản được kỳ vọng sẽ tích cực hơn.

Trước Tết, chỉ số VN-Index diễn biến lình xình, biên độ tăng giảm không quá mạnh, không có xu hướng rõ ràng. Nguyên nhân đến từ hai yếu tố gồm tâm lý nghỉ lễ sớm của nhà đầu tư và những yếu tố thông tin trước Tết không có gì bất ngờ.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố để kỳ vọng vào giai đoạn sau Tết thị trường sẽ diễn biến tích cực hơn, liên quan đến các câu chuyện Fed khả năng cao sẽ hạ lãi suất vào tháng 3, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết có những con số tăng trưởng khá tích cực và dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài đang quay lại thị trường… Nhìn xa hơn, chúng ta có thể chờ đón những thông tin mới liên quan đến câu chuyện nâng hạng, triển khai hệ thống giao dịch KRX…

“Thông thường tuần giao dịch sau Tết có diễn biến khá khả quan, do tâm lý của nhà đầu tư sau khi kết thúc kỳ nghỉ kéo dài có sự hồ hởi hơn. Dự đoán, trong 1-2 tuần đầu sau Lễ, thị trường nghiêng về chiều tích cực”, ông Đức Anh nhận định.

Tựu chung lại, VN-Index được dự báo sẽ kết phiên cuối năm Quý Mão +/-15 điểm so với mốc 1,175 điểm. Thị trường có thể chạm mốc 1,200 điểm tại cuối tháng 2/2024.

Từ góc độ doanh nghiệp, mùa báo cáo tài chính quý 4/2023 đang diễn ra cho thấy các con số khả quan, với những doanh nghiệp đã công bố báo cáo con số tăng trưởng lợi nhuận bình quân lên đến 20-30%.

Theo ông Đức Anh, động lực chính từ sự phục hồi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là cơ sở để tin tưởng diễn biến thị trường chứng khoán 2024 sẽ tích cực, đặc biệt trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã ở mức thấp, dư địa giảm thêm không còn nhiều.

Ngay sau Tết là tuần đáo hạn phái sinh có cần chú ý?

Quan sát diễn biến thị trường thời điểm này, ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô - thị trường CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) nhận thấy, nhà đầu tư có xu hướng giữ danh mục ở mức bình thường, ít sử dụng margin bởi thời gian nghỉ lễ sắp đến, khiến thanh khoản xuống như mọi năm.

Tuần giao dịch cuối trước khi nghỉ Tết, thị trường sẽ đi lình xình như hiện tại. Trước đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng phục hồi rất mạnh, kéo chỉ số rất tốt nhưng đến thời điểm này nhóm này bắt đầu phân hóa, không động lực lớn. Việc thị trường có phiên tăng kỹ thuật hay giảm kỹ thuật là điều bình thường.

Năm nay có điều đặc biệt, ngay sau Tết là tuần đáo hạn phái sinh. Tuy nhiên, trong mấy tháng gần đây, thị trường phái sinh đáo hạn, diễn biến của thị trường khá bình thưởng, không ảnh hưởng gì cả.

Do đó, việc ảnh hưởng của phái sinh trong tháng 2 không mạnh, tác động một phần. Thay vào đó, thị trường kỳ vọng hơn vào cuộc họp ĐHĐCĐ, các công ty đặt kế hoạch ra sao, chia cổ tức như thế nào, đây là các yếu tố hỗ trợ thị trường nhiều hơn. Tại thời điểm cuối tháng 2, thị trường có thể tiệm cận ngưỡng 1,180 điểm, áp sát 1,200 điểm.

Thị trường khó có kịch bản tiêu cực

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam cho biết, thông thường, những tuần gần Tết và sau Tết hầu như thị trường diễn biến tích cực nhưng trong biên độ hẹp. Năm 2024 với câu chuyện kỳ vọng kinh tế phục hồi và nâng hạng thị trường là những yếu tố chính giúp cho thị trường khó có kịch bản tiêu cực.

Vào phiên 31/01/2024, VN-Index giảm hơn 15.34 điểm xuống 1,164 điểm và là phiên giảm mạnh nhất trong 2 tháng qua, kể từ cuối tháng 11/2023.

Thanh khoản thị trường cũng tăng đột biến với khối lượng giao dịch vượt ngưỡng 1.1 tỷ cổ phiếu, riêng giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE đạt gần 21,900 tỷ đồng, tăng 80% so với phiên trước và là mức cao nhất gần 1 tháng qua.

Bình luận vấn đề này, ông Minh cho rằng dù áp lực bán gia tăng, song tâm lý người chờ mua cũng tận dụng cơ hội để canh mua vào bắt đáy. Bởi thời gian gần đây dòng tiền khá ảm đạm và thị trường gần như đi ngang nên những đợt điều chỉnh được nhiều nhà đầu tư "lỡ sóng" xem là cơ hội giải ngân tốt.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Tỷ giá cả năm 2024 có thể tăng ở mức 2-3% (02/02/2024)

>   Góc nhìn 02/02: Tiếp tục giảm xuống ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 1,150 điểm? (01/02/2024)

>   Góc nhìn 01/02: Chờ tín hiệu thị trường? (31/01/2024)

>   Góc nhìn 31/01: Tích cực? (30/01/2024)

>   Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt (28/02/2024)

>   Ông Ngô Đăng Khoa (HSBC): Tỷ giá chịu áp lực trong quý 1, kết năm 2024 quanh vùng 24,400 đồng/USD (30/01/2024)

>   Góc nhìn 29/01: Tiếp tục xu hướng tích lũy? (29/01/2024)

>   UOB dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng 6%, NHNN giữ lãi suất ổn định (29/01/2024)

>   Mười chủ đề lớn cần lưu tâm năm 2024: Nắm bắt cơ hội trong một thế giới phức tạp (29/01/2024)

>   Góc nhìn tuần 29/01 - 02/02: VN-Index gặp khó ở kháng cự mạnh 1,180 - 1,200? (28/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật