Thứ Sáu, 12/01/2024 10:58

Thông tin mới về trụ sở 36 bộ ngành Trung ương tại khu Tây Hồ Tây

Bộ Xây dựng vừa ban hành Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc Khu trụ sở bộ ngành Trung ương tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì, Hà Nội. Theo đó, chi tiết 36 trụ sở bộ ngành với từng vị trí cụ thể, mật độ xây dựng, chiều cao công trình... được công bố.

Khu đất quy hoạch được duyệt trong đồ án quy hoạch trụ sở bộ ngành trung ương tại Tây Hồ Tây thuộc địa giới hành chính phường Xuân La, quận Tây Hồ và phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. Quy mô khu đất trong đồ án quy hoạch được duyệt khoảng 35 ha (diện tích thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ khoảng 20,7 ha và phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm khoảng 14,3 ha).

Ý tưởng "Dải ngân hà xanh chốn Thăng Long - Thang Long Green Galaxy" đạt giải A tại Cuộc thi tuyển Ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở làm việc các bộ, ngành trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây.

Trong khu đất được quy hoạch khoảng 35 ha bố trí đất xây dựng trụ sở các cơ quan (12 cơ quan, 1 cơ quan dự trữ); đất công trình dịch vụ, công cộng; đất cây xanh, quảng trường, công viên, đường đạo, cầu vượt, mặt nước và đất đường giao thông. Theo đó, đất xây dựng trụ sở, cơ quan với số người làm việc khoảng 14.500 người.

Cụ thể, tại lô B1: Bố trí trụ sở làm việc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, diện tích đất 10.381 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 25 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 4,3 lần.

Lô B2: Trụ sở làm việc của Bộ Tư pháp, diện tích đất 10.927 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 21 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,7 lần.

Lô B3: Trụ sở làm việc của Bộ Công Thương, diện tích đất 10.382 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 25 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 4,3 lần.

Lô B4: Trụ sở làm việc của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, diện tích đất 10.926 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 21 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,7 lần.

Lô B5: Trụ sở làm việc của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, diện tích đất 10.568 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 17 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,8 lần.

Lô B7: Trụ sở làm việc của Bộ Y tế, diện tích đất 10.463 m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,9 lần.

Lô B10: Trụ sở làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, diện tích đất 12.385 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 12 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,4 lần.

Lô B13: Trụ sở làm việc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, diện tích đất 11.803 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 14 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,5 lần.

Lô B14: Trụ sở làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông, diện tích đất 11.497 m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,6 lần.

Lô B15: Trụ sở làm việc của Bộ Xây dựng, diện tích đất 11.802 m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,5 lần.

Lô B16: Trụ sở làm việc của Bộ Giao thông Vận tải, diện tích đất 11.498 m2 , mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 18 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 3,9 lần.

Lô B8: Trụ sở làm việc của Trung tâm kỹ thuật nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ, diện tích đất 7.985 m2 mật độ xây dựng khoảng 50%, tầng cao 14 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 3,8 lần.

Lô B12: Dự kiến bố trí trụ sở làm việc của cơ quan dự trữ, diện tích đất 12.389 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 12 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,4 lần.

Tại khu đất Mễ Trì thuộc phường Trung Văn, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội với tổng 55 ha với số người làm việc khoảng 4.200 người. Cụ thể,

Lô CQ01: Bố trí trụ sở làm việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích đất khoảng 49.971 m2, mật độ xây dựng tối đa 40%, tầng cao từ 20 đến 25 tầng, hệ số sử dụng đất 1 đến 3 lần.

Lô CQ2: Đang xây dựng trụ sở làm việc của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, diện tích đất khoảng 31.307 m2, mật độ xây dựng tối đa 40%, tầng cao từ 17 đến 20 tầng, hệ số sử dụng đất 1 đến 3 lần.

Chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan trung ương ra khỏi nội đô Hà Nội được thông qua tại Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Đến tháng 1/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Theo lộ trình, từ năm 2023 - 2025, các cơ quan sẽ chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng, trụ sở, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; từ 2026 - 2030 sẽ xây dựng, hoàn thành trụ sở một số cơ quan có nhu cầu cấp thiết di dời; từ 2031 - 2035 xây dựng trụ sở các bộ ngành còn lại và công trình công cộng. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc di chuyển vẫn chậm.

Ngọc Mai

Tiền phong

Các tin tức khác

>   TPHCM sẽ công bố danh mục các tuyến đường đủ điều kiện cho thuê vỉa hè trong tháng 1/2024 (11/01/2024)

>   Tiền Giang dự kiến có thêm hai thành phố mới là Gò Công và Cai Lậy (11/01/2024)

>   Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế: Tách thành phố Huế thành 2 quận, thành lập mới 1 thị xã, sáp nhập 2 huyện (08/01/2024)

>   TP.HCM sẽ tiếp tục đấu giá đất Thủ Thiêm (07/01/2024)

>   Bí thư tỉnh Sóc Trăng nói về tầm quan trọng của cảng Trần Đề (07/01/2024)

>   Điều chỉnh Quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương trong Quy hoạch Mạng lưới Đường bộ (05/01/2024)

>   TP.HCM kế hoạch đầu tư 44.000 tỷ đồng làm 5 dự án giao thông theo BOT (03/01/2024)

>   Năm 2024: TP.HCM khởi hành “lộ thông tài thông” (02/01/2024)

>   Hàng nghìn công nhân trên Cao tốc Bắc-Nam thi công xuyên Tết Dương lịch (01/01/2024)

>   Bộ Xây dựng đề nghị xử lý trách nhiệm dự án trái quy hoạch ở Nha Trang (28/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật