Dịch vụ
Phân biệt giữa giao dịch cổ phiếu và chỉ số
Để giảm tỷ lệ rủi ro khi chỉ giao dịch một hoặc một vài loại tài sản, những nhà giao dịch sành sỏi sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình – nghĩa là phân bổ vốn đầu tư cho nhiều sản phẩm giao dịch tài chính khác nhau.
Đối với mảng cổ phiếu, nhà giao dịch có thể đa dạng hóa bằng nhiều cách, như giao dịch cổ phiếu thuộc nhiều ngành hoặc khám phá các loại tài sản khác nhau, như ngoại hối hoặc tiền điện tử.
Đối với những nhà giao dịch vừa muốn tiếp tục hoạt động trong thị trường cổ phiếu vừa muốn dàn trải rủi ro, họ có thể tìm hiểu một mảng khác: giao dịch chỉ số.
Nhưng chỉ số là gì, tại sao lại tồn tại loại sản phẩm này và giao dịch chỉ số có gì khác với giao dịch cổ phiếu đơn lẻ?
Cổ phiếu và chỉ số
Quyền sở hữu cổ phiếu tương đương với quyền sở hữu cổ phần trong một công ty, như khi cổ đông chia sẻ lợi nhuận (thông qua cổ tức) và cùng gánh thua lỗ từ cổ phiếu. Mặt khác, chỉ số là bảng gồm nhiều cổ phiếu đại diện cho toàn bộ thị trường, ngành hoặc phân khúc của thị trường và ngành, đem lại cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất tổng hợp.
Chỉ số có mục đích là theo dõi xu hướng tổng thể của các thị trường khác nhau nên có ý nghĩa rất lớn đối với nhà giao dịch, không chỉ trong hoạt động mua bán. Trên thực tế, các chỉ số thịnh hành nhất trên thế giới đóng vai trò là chỉ báo cho tâm lý thị trường và tình hình kinh tế toàn cầu.
Sau đây là tóm tắt về các chỉ số nổi tiếng nhất trên thế giới.
- S&P 500 là chỉ số bao gồm 500 công ty lớn nhất được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán tại Hoa Kỳ, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chỉ số này được xem là chuẩn mực cho thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ. Hơn nữa, vì tính theo giá trị vốn hóa thị trường nên các cổ phiếu trong chỉ số này nổi tiếng là ổn định.
- -NASDAQ là chỉ số chủ yếu bao gồm các công ty công nghệ và có hoạt động liên quan đến Internet, trong đó có cả những ông lớn công nghệ của thế giới như Apple, Alphabet, Microsoft, Meta và Amazon. Vai trò quan trọng của công ty này trong cuộc sống thế kỷ 21 được phản ánh rõ nét qua sự nổi bật của chỉ số.
- Dow Jones, còn có tên khác là "The Dow", bao gồm 30 công ty lớn lâu đời, được tính theo giá cổ phiếu thay vì giá trị vốn hóa thị trường. Các công ty đầu ngành như Apple và Boeing cũng có mặt trong chỉ số này.
- FTSE100 theo dõi các công ty đại chúng lớn nhất trên Sàn giao dịch chứng khoán London, đem đến thông tin chuyên sâu về hiệu suất của những công ty nổi trội nhất Vương quốc Anh, cũng như toàn bộ nền kinh tế tại quốc gia này.
- Nikkei 225 đại diện cho 225 cổ phiếu nổi bật nhất trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Nikkei còn được xem là chỉ báo không thể thiếu đối với những nhà giao dịch quan tâm đến nền kinh tế Nhật Bản và thị trường châu Á.
- DAX theo dõi các cổ phiếu lớn nhất giao dịch tại Đức trên Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt, qua đó cung cấp thông tin tổng quan về nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Biến động và rủi ro
Hiệu suất của một cổ phiếu có liên hệ mật thiết với quyết định quản lý và kết quả kinh doanh của riêng công ty đó. Mặt khác, giá trị của chỉ số phụ thuộc vào tập hợp các cổ phiếu mà chỉ số đó theo dõi. Nhờ vậy, các công cụ ít có nguy cơ gặp biến động hơn. Mặc dù vẫn có rủi ro về sự cố hệ thống, tâm lý thị trường và các yếu tố kinh tế vĩ mô, nhưng vì bao gồm nhiều cổ phiếu nên chỉ số có thể dàn trải rủi ro đó. Thành công của một công ty có thể bù cho hiệu suất thấp của một công ty khác trong cùng chỉ số.
Nhìn chung, cổ phiếu có thể thu hút các nhà giao dịch muốn khai thác biến động giá tạm thời hoặc lợi nhuận cao từ các công ty có rủi ro lớn hơn. Đối với chỉ số cổ phiếu, nhờ có rủi ro thấp hơn, loại sản phẩm này phù hợp với chiến lược của các nhà giao dịch dài hạn muốn thu lợi từ sự tăng trưởng của một thị trường hoặc lĩnh vực qua thời gian.
Giao dịch cổ phiếu và chỉ số dưới hình thức CFD
Chỉ số có rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu riêng lẻ. Vì vậy, đây là phương án bổ sung giá trị cho bất kỳ chiến lược giao dịch nào. Nhưng ngay cả khi không thu hút được sự quan tâm của nhà giao dịch, chỉ số vẫn đóng vai trò trọng yếu trong việc cung cấp thông tin chuyên sâu về hiệu suất của một lĩnh vực, giúp nhà giao dịch đánh giá mức biến động của cổ phiếu.
Để tận dụng tối đa mức biến động giá, hợp đồng chênh lệch (CFD) là lựa chọn giao dịch đáng cân nhắc. CFD thay thế cho phương án sở hữu tài sản liên quan, nhờ đó nhà giao dịch có thể mở lệnh giao dịch một cách linh hoạt hơn theo chiều tăng hoặc giảm. Nói cách khác, nhà giao dịch có thể tận dụng cả xu hướng tăng và giảm – mở giao dịch mua khi dự đoán giá sẽ tăng hoặc bán nếu dự kiến giá sẽ giảm.
Đối với các nhà giao dịch muốn giao dịch CFD, công ty giao dịch tài chính Exness cung cấp danh mục CFD toàn diện cho cổ phiếu và chỉ số. Qua công nghệ tiên tiến, Exness còn đem đến giao diện đáng tin cậy và điều kiện giao dịch ưu đãi, giúp nhà giao dịch cải thiện trải nghiệm tổng thể, cũng như đem lại biện pháp bảo vệ trước những thay đổi khó lường của thị trường.
Thuật toán của Exness giảm chi phí giao dịch bằng cách phân tích lượng lớn dữ liệu thị trường từ nhiều nguồn khác nhau để xác định giá ưu đãi nhất. Các thuật toán này còn đem lại những tính năng như giảm trượt giá – nghĩa là chênh lệch có thể xảy ra giữa giá đặt lệnh mà nhà giao dịch yêu cầu và giá do nhà môi giới thực thi.
Lựa chọn giữa giao dịch cổ phiếu, chỉ số hay CFD liên quan sẽ tùy thuộc vào mục tiêu tài chính, khả năng chịu rủi ro và chiến lược giao dịch của nhà giao dịch. Nếu như cổ phiếu đơn lẻ đem lại tiềm năng lợi nhuận cao hơn – kèm theo rủi ro lớn hơn – thì chỉ số cổ phiếu cho phép đa dạng hóa trên thị trường rộng hơn. Với lựa chọn khai thác cả thị trường tăng giá và giảm giá thông qua CFD, ngay cả những nhà giao dịch tập trung vào danh mục đầu tư cổ phiếu cũng nhận ra giá trị của chỉ số trong việc thu thập hiệu suất tổng quan của một thị trường hoặc lĩnh vực.
FILI
|