Thứ Hai, 29/01/2024 21:32

HoREA kiến nghị sửa Thông tư 22: Cho phép cá nhân được vay mua “nhà trên giấy” thế chấp bằng chính căn nhà đó

Theo HoREA, nên sửa Thông tư 22 trước khi có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 nếu không có thể dẫn đến hệ quả xấu, gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản.

Ảnh: TV

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước về việc kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023 (sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 Thông tư 41/2016).

HoREA kiến nghị nên sửa đổi trước khi Thông tư 22 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 để cho phép cá nhân được vay tín dụng mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.

HoREA bày tỏ quan ngại về quy định tại tiết (ii) điểm a khoản 11 Điều 2 Thông tư 41/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22).

Theo quy định này, khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà bao gồm nhà ở thương mại thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cho cá nhân vay để mua nhà "đã được hoàn thành để bàn giao", tức là nhà ở có sẵn, trong đó có trường hợp cá nhân vay tín dụng để mua nhà ở thương mại "bảo đảm bằng bất động sản" là nhà ở thương mại đó thì tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với trường hợp "nhà ở thương mại đã được hoàn thành để bàn giao", tức là nhà ở thương mại có sẵn.

Như vậy, Thông tư 22/2023 không cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cá nhân vay để mua "nhà ở thương mại chưa được hoàn thành để bàn giao" (tức là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai) được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.

Vì thế, cá nhân muốn được vay tín dụng để mua nhà ở thương mại "hình thành trong tương lai" thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm khác hoặc bảo đảm bằng tài sản khác.

Theo HoREA, nếu không sửa đổi kịp thời nội dung trên trước khi có hiệu lực ngày 01/07/2024 thì có thể dẫn đến hệ quả xấu, gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản. Điều này cũng sẽ tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và về lâu dài.

Việc không cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở thương mại hình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó là không phù hợp, không đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật.

Thanh Tú

FILI

Các tin tức khác

>   8,5 triệu căn nhà bỏ hoang ở Nhật Bản, cơ hội cho người nước ngoài (29/01/2024)

>   Quảng cáo ‘mua nhà, tặng vợ’, doanh nghiệp ở Trung Quốc bị phạt 100 triệu đồng (29/01/2024)

>   Kiều hối đổ về Việt Nam tác động gì tới bất động sản? (26/01/2024)

>   Chuyển 150 căn nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội, giá từ 450 triệu đồng/căn (26/01/2024)

>   Thị trường bất động sản ra sao khi các luật liên quan được thông qua? (26/01/2024)

>   Nhận diện cơ hội đầu tư 2024 (25/01/2024)

>   Đồng Nai sắp chuyển đổi hàng ngàn ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp (25/01/2024)

>   Để giao dịch condotel đi trong hành lang pháp lý (25/01/2024)

>   Không nên kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua (24/01/2024)

>   Thị trường bất động sản bán lẻ TPHCM hình thành xu hướng mới (23/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật