Thứ Sáu, 15/12/2023 17:32

Thủy điện gặp nhiều áp lực trong năm 2024, nhiệt điện hưởng lợi

Đây là các nhận định từ CTCK Tiên Phong (TPS, HOSEORS) trong báo cáo Triển vọng ngành điện 2024. Theo TPS thống kê, sản lượng điện trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 234 tỷ kWh, có xu hướng phục hồi đáng kể khi nền kinh tế được cải thiện.

Điện giá rẻ “bốc hơi” vì El Nino

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino làm cho tình hình thuỷ văn không thuận lợi, nước về các hồ thuỷ điện thấp, đặc biệt tại khu vực miền Bắc ở những tháng cuối mùa khô (giữa tháng 5 đến giữa tháng 6). Điều này làm cho nguồn điện từ thuỷ điện giảm, buộc EVN phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện với chi phí cao hơn.

Cụ thể,  tỷ trọng điện được huy động từ thuỷ điện giảm từ 35.4% vào năm 2022 xuống còn 29.7% trong 10 tháng đầu năm 2023. Ngược lại, tỷ trọng từ điện than tăng từ 38.6% lên 46%, tỷ trọng điện từ các nguồn khác không có sự thay đổi nhiều. Tỷ trọng điện than và điện khí chiếm khoảng 56.5% trong 10 tháng đầu năm.

Đáng chú ý, các nhà máy nhiệt điện (than và tua bin khí) tại Việt Nam vẫn sử dụng các nhiên liệu nhập khẩu với giá thành cao, như than nhập khẩu, than pha trộn, khí, dầu…

Giá than 10 tháng đầu năm dù đã giảm 48% so với cùng kỳ, nhưng vẫn cao hơn 44% so với cùng kỳ 2021, và gấp hơn 3 lần so với 2020. Giá dầu thô Brent bình quân 11 tháng đầu năm tăng khoảng 15% so với cùng kỳ 2021, và gấp 2 lần cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, so với năm 2022, giá dầu thô Brent đã giảm được 21%.

Đối với nguồn khí, hiện nay do khí Nam Côn Sơn suy giảm sản lượng mạnh, nên các nhà máy nhiệt điện khí (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng, PHú Mỹ 4, Nhơn trạch 1&2 và Bà Rịa) tiếp nhận khí Hải Thạch – Mộc Tinh, Sao Vàng – Đại Nguyệt và khí Đại Hùng, Thiên Ưng có giá cao.

Điều này làm cho giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2,098 đồng/kWh, tăng 3.2% so với 2022, 12.8% so với năm 2021 và 14.9% so với năm 2020. Giá thành sản xuất điện năm 2023 đang cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.

Tổng nguồn điện huy động sẽ tăng 6.2%- 9.2%

TPS nhận định, tiêu thụ điện được dự báo tăng khi dòng vốn FDI vào nhóm ngành công nghiệp xây dựng gia tăng. Đây vốn là ngành tiêu thụ điện lớn nhất cả nước, luôn chiếm trên 50% tổng sản lượng điện tiêu thụ trong những năm gần đây.

Cụ thể, tỷ trọng vốn FDI đăng ký của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng trong tổng FDI đăng ký tăng từ 60% vào năm 2021, 62% vào năm 2022 và khoảng 74% trong 11 tháng đầu năm 2023.

Với mức tăng trưởng GDP 2024 dự kiến 6.5%, dự báo tổng nguồn điện huy động năm 2024 sẽ dao động từ hơn 298 tỷ kWh (phụ tải bình thường) tới hơn 306 tỷ kWh (phụ tải cao). Trong trường hợp phụ tải bình thường, tổng nguồn điện huy động tăng 6.2%. Trong trường hợp phụ tải cao, tổng nguồn điện huy động tăng 9.2%.

Theo kịch bản cân đối cung – cầu điện của EVN cho năm 2024, tỷ trọng điện từ nguồn thuỷ điện sẽ giảm xuống từ 35.4% vào năm 2022 còn 29.7% trong 10 tháng đầu 2023; còn 29% trong trường hợp phụ tải bình thường và hơn 28% trong trường hợp phụ tải cao ở năm 2024.

Ngược lại, tỷ trọng nhiệt điện than tăng từ 38.6% năm 2022 lên 46% trong 10 tháng đầu 2023; 50.6% trong trường hợp phụ tải bình thường và 51.8% trong trường hợp phụ tải cao ở năm 2024.

Chênh lệch giữa tổng nguồn điện huy động ở trường hợp phụ tải cao và phụ tải thấp ở năm 2024 đến từ việc tăng thêm 7.9 tỷ kWh nhiệt điện than và 0.4 tỷ kWh nhiệt điện khí.

Dự báo áp lực cho thủy điện

Như vậy, trong năm 2024, điện than vẫn được kỳ vọng sẽ có lợi hơn điện khí và thuỷ điện. Theo dự báo của EVN, thị trường điện sẽ được nới lỏng hơn vào năm 2024 khi khả năng thiếu điện ở miền Bắc vào mùa khô năm 2024 (tháng 6 đến tháng 7) ước khoảng 420 – 1,770 MW, gần bằng 1/3 lượng điện thiếu hụt ước tính nửa đầu năm 2023.

Thống kê từ năm 1950 đến nay, toàn cầu đã trải qua 3 đợt siêu El Nino gồm: 1982-1983,1997-1998 và 2015-2016. Trong đó, siêu El Nino 2015-2016 là mạnh nhất.

Nguồn: TPS

El Nino 2023 – 2024 có thể sẽ là siêu El Nino tiếp theo, có thể sẽ suy yếu thành La Nina vào tháng 10/2024. Theo dự báo, 80%-90% khả năng hiện tượng El Nino sẽ kéo dài sang nửa đầu năm 2024. Lượng mưa vì thế có thể ít hơn so với trung bình từ 25-50% đặc biệt là ở khu vực miền Bắc.

Dự báo là khả năng El Nino tiếp tục xảy ra trong năm tới và 2026. Do đó nhiệt điện than bắt buộc phải được tăng cường huy động do điện tái tạo và điện nhập khẩu số lượng hạn chế. Các doanh nghiệp thuỷ điện thường có lợi nhuận giảm trong giai đoạn El Nino.

Điện khí, điện tái tạo và tư vấn xây lắp hưởng lợi từ Quy hoạch điện 8 (QHĐ8)

QHĐ8 đặt mục tiêu điện thương phẩm vào năm 2025 khoảng 335 tỷ kWh, năm 2030 khoảng 505 tỷ kWh, và đến năm 2050 khoảng 1,114.1 - 1,254.6 tỷ kWh.

Cùng với đó là yêu cầu phát triển nguồn điện ở mức tương ứng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện.

Cụ thể, QHĐ8 đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo đạt tỷ lệ khoảng 30.9 - 39.2% vào năm 2030 (cao hơn so với mức 26.4% của cuối năm 2022), định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67.5- 71.5%. Trong đó, điện gió được đẩy mạnh, đặc điệt là điện gió ngoài khơi để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng.

Nguồn: TPS

Cần phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu, đến năm 2030 quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5,000 - 10,000 MW.

Dự kiến đến 2030 sẽ hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng, bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt và dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi.

Nhóm nguồn điện truyền thống như thủy điện gần như phát triển không đáng kể do đã gần hết dư địa. Kiểm soát công suất điện than, chỉ phát triển dự án trong QHĐ7 điều chỉnh và định hướng đến năm 2050 sẽ không còn sử dụng than để phát điện. Ưu tiên phát triển các dự án điện khí sử dụng các nguồn khí trong nước, hiện tại có 2 cụm dự án Lô B-Ô Môn và Cá Voi Xanh đang được chú ý phát triển trong giai đoạn 2020-2030.

Về truyền tải, ưu tiên tiêu thụ điện tại vùng, kiểm soát lượng trên hệ thống truyền tải liên miền, không đấu nối điện mặt trời vào hệ thống truyền tải liên miền, điện gió đấu nối với khối lượng hạn chế. Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 134.7 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 119.8 tỷ USD (trung bình 12 tỷ USD/năm), lưới điện truyền tải khoảng 15 tỷ USD (trung bình 1.5 tỷ USD/năm).

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   Chuyên gia quản lý quỹ SSIAM chia sẻ kinh nghiệm quản lý danh mục trong năm 2023 (15/12/2023)

>   Triển vọng nào cho ngành cảng biển năm 2024? (15/12/2023)

>   Góc nhìn 15/12: Tích lũy ngắn hạn? (14/12/2023)

>   Góc nhìn 14/12: Tiếp tục vận động dưới 1,120? (13/12/2023)

>   Góc nhìn 13/12: Vượt 1,130 để xác nhận sóng tăng? (12/12/2023)

>   FDI tiếp tục là điểm sáng thúc đẩy kinh tế Việt Nam năm 2024 (19/12/2023)

>   Góc nhìn 12/12: Sớm có nhịp tăng mới? (11/12/2023)

>   SSI Research dự báo nhịp hồi phục của TTCK có thể được duy trì trong tháng 12 (11/12/2023)

>   Góc nhìn tuần 11 - 15/12: VN-Index có khả năng vào uptrend khi vượt 1,130 (10/12/2023)

>   Động lực tăng trưởng nào cho cổ phiếu PNJ, CTR và ADS? (11/12/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật