Chủ Nhật, 19/11/2023 10:00

Tỉ giá rời mốc 24.000 đồng/USD

Tỉ giá trung tâm hạ nhiệt và rời khỏi mốc 24.000 đồng/USD trong bối cảnh chỉ số đồng USD trên thị trường quốc tế đi xuống, giảm áp lực cho lãi suất.

Ngày 19-11, tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 23.972 USD/ounce, giảm 42 đồng/USD so với cuối tuần trước. Trong vòng 2 tuần qua, tỉ giá trung tâm giảm khoảng 112 đồng.

Nếu so với đỉnh của tháng 10 ở vùng 24.110 đồng/USD, tỉ giá hiện tại đã hạ nhiệt khoảng 0,5%.

Tương tự, giá USD ở các ngân hàng thương mại cũng liên tục đi xuống trong những ngày qua. Hiện Vietcombank giao dịch USD mua vào 24.070 đồng/USD, bán ra 24.415 đồng/USD, giảm 55 đồng.

BIDV niêm yết giá USD mua vào 24.100 đồng/USD, bán ra 24.400 đồng/USD. So với 1 tháng trước, giá USD ở các ngân hàng đã giảm khoảng 300 đồng, tương đương mức giảm khoảng 1,2%.

Nếu tính từ mức đỉnh trong nhiều tháng qua khi USD ngân hàng vượt 25.000 đồng, tỉ giá trong ngân hàng hiện đã hạ nhiệt tới 2,4%.

Tỉ giá rời mốc 24.000 đồng/USD - Ảnh 1.

Giá USD ngân hàng giảm nhanh những ngày qua

Trên thị trường quốc tế, chỉ số đồng USD (DXY) cũng giảm mạnh từ vùng 106,95 điểm xuống còn 103,68 điểm, tương đương giảm khoảng 3,1% so với 1 tháng trước đó.

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty chứng khoán VNDIRECT, nhận định áp lực tỉ giá trong nước đã hạ nhiệt đáng kể trong bối cảnh thị trường tin rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ ngừng tăng lãi suất điều hành. Tỉ giá hạ nhiệt đã cho phép chính sách tiền tệ "dễ thở" hơn.

Trong 6 phiên đấu thầu gần nhất, Ngân hàng Nhà nước đã dừng hẳn việc phát hành tín phiếu và bơm ròng trở lại thị trường nhờ lượng tín phiếu cũ đáo hạn. Tính từ đầu tháng 11-2023, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng trở lại hơn 108.000 tỉ đồng và kéo lượng tín phiếu lưu hành giảm về còn gần 100.400 tỉ đồng. 

"Động thái này đã giúp cho thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn, kéo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh trở lại. Do đó, lo ngại về nguy cơ đảo chiều chính sách tiền tệ trong nước đã được gỡ bỏ" - ông Đinh Quang Hinh nói.

Trước đó, chia sẻ tại hội thảo "Tháo van tín dụng - Khơi thông tăng trưởng", chuyên gia kinh tế TS Võ Trí Thành cũng phân tích việc hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ nay đến đầu năm 2024 sẽ gặp khó khăn bởi áp lực tỉ giá. VNĐ không thể mất giá quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền và hoạt động của doanh nghiệp. VNĐ có thể mất giá nhưng chỉ nên ở mức độ nhất định.

Trong bối cảnh này, thị trường kỳ vọng lãi suất cơ bản sẽ được Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu điều chỉnh giảm từ giữa năm sau, cùng với hệ thống ngân hàng trong nước ổn hơn, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ thêm lãi suất điều hành. Còn hiện tại, theo TS Võ Trí Thành, lãi suất đang được duy trì ở mức hiện nay do áp lực tỉ giá vẫn còn.

Thái Phương, Ảnh: Bình An

Người lao động

Các tin tức khác

>   Chồng bà Trương Mỹ Lan ký khống để vợ vay vốn tại Ngân hàng SCB, thiệt hại hơn 39,000 tỷ đồng (19/11/2023)

>   Chuỗi thủ đoạn Trương Mỹ Lan sử dụng để “rút ruột” hơn 304 ngàn tỷ từ SCB (19/11/2023)

>   Sức khỏe SCB đã xấu từ năm 2017 nhưng bị “bưng bít” (18/11/2023)

>   Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 304 ngàn tỷ đồng của SCB (18/11/2023)

>   PG Bank có tân Tổng Giám đốc (18/11/2023)

>   Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu cục trưởng NHNN bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu USD (18/11/2023)

>   Ông Nguyễn Đức Lệnh: Ngân hàng khai thác tính chất mùa vụ, cho vay bình ổn 9,000 tỷ đồng (17/11/2023)

>   TS. Võ Trí Thành: "Phòng thủ, tích cóp và bắt kịp xu thế là 3 cơ hội mới cho doanh nghiệp" (17/11/2023)

>   Phân hóa lãi suất cho vay (17/11/2023)

>   Doanh nghiệp bất động sản vẫn 'than' khó với quy định cho vay (17/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật