Thứ Hai, 13/11/2023 15:59

Tăng rất nhiều chi phí vì quy định xuất hoá đơn

VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc lại quy định về xuất hóa đơn, trong đó đánh giá tác động về chi phí lợi ích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

Liên quan đến dự thảo Nghị định về hóa đơn, chứng từ, mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý cho Bộ Tài chính, chỉ ra nhiều điểm bất lợi cho doanh nghiệp.

Theo dự thảo, các cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, dịch vụ ăn uống theo chuỗi không được xuất hóa đơn cuối ngày mà phải xuất theo từng lần mua hàng từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế.

Theo VCCI, quy định này làm tăng rất nhiều chi phí trong đầu tư ban đầu cũng như quá trình duy trì hệ thống, dữ liệu. “Việc này sẽ tạo áp lực lớn lên nhóm ngành”, VCCI lưu ý.

Quy định về gửi dữ liệu hóa đơn taxi về cơ quan thuế sau mỗi chuyến đi cũng dẫn đến một số khó khăn trong thực tế. Bởi chi phí nâng cấp phần mềm của các hãng sẽ tăng lên, tài xế quên hoặc gặp khó khăn về thao tác dữ liệu dẫn đến tắc đường. Doanh nghiệp cũng có thể bị phạt do chuyển dữ liệu sai thời điểm.

Do đó, VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc lại quy định, trong đó đánh giá tác động về chi phí lợi ích, có sửa đổi để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

Nhiều quy định về hoá đơn gây bất lợi cho doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ

Nhiều quy định về hoá đơn gây bất lợi cho doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ

Với hóa đơn chiết khấu thương mại, dự thảo quy định số tiền chiết khấu được tạo sau khi kết thúc chương trình chiết khấu thì được lập hóa đơn điều chỉnh. Tuy nhiên, quy định làm phát sinh khối lượng công việc rất lớn vì mỗi hóa đơn điều chỉnh chỉ được áp dụng cho một hóa đơn, trong khi doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều mặt hàng, có nhiều chương trình khuyến mại khác nhau (mỗi chương trình áp cho từng mặt hàng).

Điều này khiến lượng hóa đơn tăng lên đáng kể, làm phát sinh chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp. Nếu cho phép một hóa đơn điều chỉnh nhiều hóa đơn, việc liệt kê danh sách trên hóa đơn chiết khấu cũng tạo gánh nặng cho doanh nghiệp; đồng thời phụ thuộc vào việc xử lý hệ thống có được hay không.

Mặt khác, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp chỉ xác định được khách hàng thỏa mãn điều kiện khi kết thúc chương trình, trong khi hóa đơn có thể phát sinh tại nhiều kỳ kê khai, từ đó luôn phải điều chỉnh tờ khai VAT. Việc này tạo ra chênh lệch giữa sổ sách kế toán và số liệu kê khai thuế, gây khó khăn trong việc kiểm soát, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc diện công bố thông tin báo cáo tài chính.

Do đó, VCCI kiến nghị cân nhắc bổ sung nguyên tắc cho phép doanh nghiệp xuất một hóa đơn chiết khấu (không phải hóa đơn điều chỉnh) và kèm theo bảng kê.

Ngoài ra, VCCI cũng góp ý cơ quan soạn thảo bỏ quy định lập hóa đơn nội địa với doanh nghiệp tạm nhập tái xuất, tái nhập, xuất hàng dưới hình thức cho vay, mượn và nhận hàng hoàn trả hàng nhằm giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp.

MINH TRÚC

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Vốn đầu tư từ Mỹ và châu Âu đang hướng đến Việt Nam (13/11/2023)

>   Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ chiều nay (13/11/2023)

>   Việt Nam đồng ý nhập khẩu thịt cừu, thịt dê đông lạnh từ Mông Cổ (13/11/2023)

>   Lô tổ yến đầu tiên xuất sang Trung Quốc từ ngày 16-11 (13/11/2023)

>   Hà Nội – Fukuoka (Nhật Bản) hợp tác về giáo dục, thương mại và đầu tư (13/11/2023)

>   Kinh doanh hàng không tại Việt Nam: Gam màu sáng – tối hậu Covid (13/11/2023)

>   ‘Vàng trắng’ và cuộc đua chiến lược xanh (13/11/2023)

>   ‘Mất’ hợp đồng xuất khẩu gạo, vì sao Việt Nam không thể hạ giá để cạnh tranh? (13/11/2023)

>   Lãi suất huy động giảm kỷ lục, người gửi tiền mất vui (13/11/2023)

>   Bản tin kinh tế 12/11: 14.000 tỷ đầu tư công chưa phân bổ; rà soát đấu giá cát (12/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật