Thứ Hai, 13/11/2023 15:46

Vốn đầu tư từ Mỹ và châu Âu đang hướng đến Việt Nam

Việt Nam đang thu hút dòng vốn đầu tư từ Mỹ, châu Âu nhờ duy trì đà tăng trưởng kinh tế ấn tượng, nguồn nhân lực chất lượng và có kỹ năng, và là điểm đến trong dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc sang.

Thông tin này được ông Ivan Alver, đồng sáng lập Global M&A Partners (GMAP) – một Hiệp hội toàn cầu gồm 30 công ty M&A (mua bán và sáp nhập) hoạt động 50 quốc gia và lãnh thổ ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ vào ngày 13-11.

Đại diện các công ty M&A thuộc Global M&A Partners trao đổi ở bên lề Hội nghị GMAP diễn ra tại TPHCM. Ảnh: L. H

“Đang có làn sóng nhà đầu tư từ Anh, Mỹ và châu Âu mong muốn tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam”, ông Ivan Alver nói tại buổi họp báo bên lề hội nghị GMAP tại TPHCM – do Công ty tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A) quốc tế RECOF Việt Nam tổ chức. Ông cho rằng, các điểm mạnh của thị trường Việt Nam bao gồm chính trị ổn định, lực lượng lao động dồi dào và có tay nghề nhưng chi phí lao động thấp hơn tại Trung Quốc.

Theo nhận định của chuyên gia RECOF Việt Nam, với ưu thế dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và lượng người tiêu dùng có thu nhập trung bình đang tăng nhanh, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn với các nhà đầu tư trên thế giới.

Ông Frederic De Boer, đồng sáng lập GMAP, cho rằng khó khăn kinh tế, lạm phát ở châu Âu buộc các nhà đầu tư phải khẩn trương tìm kiếm thị trường bên ngoài, bảo toàn tài sản. Năm nay những quốc gia đang có tốc tăng trưởng ấn tượng như Việt Nam được dành nhiều quan tâm. Và theo ông, hiện nay mảng sản xuất ở Việt Nam đang hẫp dẫn đối với nhà đầu tư ở khu vực châu Âu.

Một số doanh nghiệp châu Âu có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc đang muốn dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam. Họ đã tìm hiểu về nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh và bày tỏ sự hài lòng nên đang tìm hiểu chi tiết để có thể đầu tư nhà máy tại Việt Nam.

Cũng theo ông Frederic De Boer, một số doanh nghiệp châu Âu và Mỹ có xu hướng đầu tư vào Việt Nam, và thông qua RECOF họ muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào nền kinh tế gần 100 triệu dân.

Trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút nhiều đầu tư từ khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc… Các khoản đầu tư từ khu vực châu Âu và Mỹ còn khiêm tốn.

Tại hội nghị GMAP, RECOF giới thiệu đến khách hàng nhiều lĩnh vực tiềm năng, trong đó tập trung vào 4 lĩnh vực bán lẻ, sản xuất và chế biến thực phẩm, logistics và fintech (công nghệ tài chính). Theo ông Masataka Yoshida, CEO của RECOF Việt Nam, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ vẫn sôi động dù kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm vì các nhà đầu tư theo đuổi các giao dịch nhằm thâm nhập thị trường, hoặc để củng cố và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Theo thống kê của tổ chức FiinGroup, trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị thị trường M&A tại Việt Nam đạt khoảng gần 2,7 tỉ đô la Mỹ, giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giao dịch thành công cũng giảm gần một nửa cùng kỳ.

Trong khi đó, 10 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư FDI là một trong những điểm sáng của nền kinh tế. Số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy tính đến ngày 20-10 vừa qua, vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt hơn 25,7 tỉ đô la, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

L. Hoàng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ chiều nay (13/11/2023)

>   Việt Nam đồng ý nhập khẩu thịt cừu, thịt dê đông lạnh từ Mông Cổ (13/11/2023)

>   Lô tổ yến đầu tiên xuất sang Trung Quốc từ ngày 16-11 (13/11/2023)

>   Hà Nội – Fukuoka (Nhật Bản) hợp tác về giáo dục, thương mại và đầu tư (13/11/2023)

>   Kinh doanh hàng không tại Việt Nam: Gam màu sáng – tối hậu Covid (13/11/2023)

>   ‘Vàng trắng’ và cuộc đua chiến lược xanh (13/11/2023)

>   ‘Mất’ hợp đồng xuất khẩu gạo, vì sao Việt Nam không thể hạ giá để cạnh tranh? (13/11/2023)

>   Lãi suất huy động giảm kỷ lục, người gửi tiền mất vui (13/11/2023)

>   Bản tin kinh tế 12/11: 14.000 tỷ đầu tư công chưa phân bổ; rà soát đấu giá cát (12/11/2023)

>   Buôn lậu qua đường hàng không phức tạp, hải quan mong người dân tố giác (12/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật