Thứ Ba, 28/11/2023 10:19

Gắn kết 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao ở ĐBSCL với mục tiêu Net Zero

Đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt một triệu héc-ta. Ngoài ra, lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

Nông dân vùng ĐBSCL thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh

Theo Baochinhphu.vn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký quyết định số 1490 về đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta. Mục tiêu về canh tác bền vững là giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70kg/héc-ta, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống.

Về tổ chức sản xuất, tất cả diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích; trên 1.000.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững.

Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch là dưới 8%, toàn bộ rơm được chế biến để tái sử dụng, giảm hơn 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

Liên quan đến xây dựng thương hiệu và xuất khẩu, lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

Theo đó, có hai giai đoạn thực hiện đề án gồm giai đoạn 1, được thực hiện trong khoảng năm 2024-2025, địa phương sẽ tập trung vào kiểm tra những diện tích đã có của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000 héc-ta; xây dựng các hợp tác xã, duy tu, bảo dưỡng một số công trình và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026-2030.

Trong giai đoạn 2, thực hiện từ năm 2026-2030, địa phương sẽ xác định khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao, giảm phát thải, mở rộng thêm 820.000 héc-ta. Giai đoạn này sẽ thực hiện những hoạt động như hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất, đồng thời, duy trì sản xuất bền vững ở những vùng đề án trong giai đoạn 1.

Trúc Đào

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Vẫn phải dựa vào quỹ bình ổn giá xăng dầu? (28/11/2023)

>   Khánh Hòa: Xử lý cá nhân, đơn vị chậm giải ngân vốn đầu tư công (28/11/2023)

>   Khoa học thần kinh – cách mạng hay mới chỉ là bước đầu? (28/11/2023)

>   Việt Nam nên tận dụng lợi thế đất hiếm ra sao? (28/11/2023)

>   Việt Nam và Trung Quốc thảo luận về vướng mắc xuất khẩu tôm hùm bông (27/11/2023)

>   Doanh nghiệp chưa sẵn sàng với kiểm kê phát thải khí nhà kính (27/11/2023)

>   Tìm lối ra bền vững cho nông sản từ những phiên chợ mạng (27/11/2023)

>   Doanh nghiệp Việt vẫn chật vật tìm lối ra (27/11/2023)

>   Việt Nam thăng hạng trong Chỉ số Tương lai xanh 2023 (27/11/2023)

>   Đưa Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành kinh đô du lịch mạo hiểm của châu Á (27/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật