Thứ Hai, 20/11/2023 12:14

26 "chân rết" của bà Trương Mỹ Lan trong vụ thao túng SCB

26 cá nhân, tổ chức cùng bà Trương Mỹ Lan nắm hơn 91.5% vốn điều lệ SCB, trong đó có nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Theo đó, cơ quan điều tra kết luận bà Trương Mỹ Lan là chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTPGroup), bao gồm tập hợp các công ty con, công ty liên kết như: CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông, CTCP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, CTCP Tập đoàn Quản lý Bất động sản Windsor, CTCP Đầu tư Times Square...

Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tập đoàn và các công ty kể trên, Trương Mỹ Lan đã thâu tóm ba ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần của các ngân hàng này để thao túng hoạt động của các ngân hàng này phục vụ cho mục đích cá nhân.

Từ tháng 12/2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, Trương Mỹ Lan đã nắm giữ 81.43% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ) dưới tên của 32 cổ đông; 98.74% cổ phần Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa dưới tên của 36 cổ đông và 80.46% cổ phần Ngân hàng TMCP Đệ Nhất dưới tên của 24 cổ đông.

Sau khi ba ngân hàng này được hợp nhất vào ngày 01/01/2012 với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu 85.606% cổ phần SCB, đồng thời tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên cổ phần SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên 91.545% vào ngày 01/01/2018.

Tính đến tháng 10/2022, SCB có vốn điều lệ hơn 15.2 ngàn tỷ đồng (tương ứng 1.52 tỷ cp) với tổng số 4,129 cổ đông, được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công nhận. Trong đó, Trương Mỹ Lan đã sở hữu, chi phối gần 1.4 tỷ cp, chiếm 91.54% vốn điều lệ, do 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên giúp; trong đó Trương Mỹ Lan trực tiếp đứng tên sở hữu 75.9 triệu cp, chiếm 4.98% vốn điều lệ.

26 cá nhân, tổ chức cùng bà Trương Mỹ Lan nắm hơn 91.5% vốn điều lệ SCB

Tài liệu điều tra xác định: Các cá nhân và đại diện các tổ chức này (trừ các pháp nhân nước ngoài đã liên hệ nhưng không đến làm việc) đều khai đứng tên cổ phần cho Trương Mỹ Lan.

Trả lương 200 - 500 triệu/tháng cho các vị trí chủ chốt tại SCB 

Với việc sở hữu/nắm quyền chi phối số cổ phần SCB nêu trên, Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân Lan tin tưởng, thân tín, đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của Lan vào các vị trí chủ chốt tại SCB, trả mức lương cao cho họ từ 200 - 500 triệu/tháng, như: HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc các chi nhánh lớn, Trưởng Ban kiểm soát để sử dụng những người này điều hành toàn bộ hoạt động của SCB. Thực tế, các lãnh đạo chủ chốt của SCB đều do Trương Mỹ Lan tuyển chọn và giao nhiệm vụ, cụ thể như:

Nguyễn Thị Thu Sương trước khi làm Chủ tịch HĐQT SCB (từ ngày 23/12/2011 đến ngày 16/03/2014) là trợ lý Ban Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư VTP (2008 - 2009), Phó Tổng Giám đốc, Tổng Giám đốc Công ty Đại Trường Sơn (2009 - 3/2011, sau đổi tên thành Công ty Sài Gòn Peninsula).

Đinh Văn Thành trước khi làm Chủ tịch HĐQT SCB (từ ngày 17/03/2014 đến ngày 06/12/2020) là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (từ tháng 12/2009 đến tháng 4/2010), Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (từ tháng 4/2010 đến tháng 12/2011), Thành viên HĐQT SCB (từ tháng 01/2012 đến ngày 19/12/2013), Phó Chủ tịch thường trực SCB (từ ngày 20/12/2013 đến tháng 3/2014).

Bùi Anh Dũng trước khi làm Chủ tịch HĐQT SCB (từ ngày 07/12/2020 đến ngày 13/10/2022) đã làm việc cho SCB từ năm 2009 trải qua các vị trí Trưởng phòng, Giám đốc Chi nhánh, Phó Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT.

Tạ Chiêu Trung là Thành viên HĐQT SCB (từ ngày 17/03/2014 đến ngày 17/04/2017), Phó Chủ tịch HĐQT SCB (từ ngày 18/04/2017 đến ngày 15/04/2019) đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Việt Vĩnh Phú - pháp nhân đứng tên giúp Trương Mỹ Lan sở hữu 12.83% cổ phần SCB.

Trầm Thích Tồn trước khi làm Phó Chủ tịch HĐQT SCB (từ ngày 23/12/2011 đến ngày 16/03/2014) là Giám đốc chi nhánh – CTCP Đầu tư An Đông (từ năm 2004 đến năm 2007), Giám đốc chi nhánh Công ty Đầu tư VTP (từ năm 2007 đến năm 2008), Tổng Giám đốc CTCP Đại Trường Sơn (từ năm 2008 đến tháng 03/2010, Công ty Sài Gòn Peninsula), Thành viên HĐQT SCB - trước hợp nhất (từ tháng 4/2010 đến tháng 12/2011).

Võ Tấn Hoàng Văn trước khi làm Tổng Giám đốc SCB (từ ngày 09/12/2013 đến ngày 28/07/2020), đã công tác tại các vị trí: Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH E&Y Việt Nam, Phó Chủ tịch ủy ban chiến lược & phát triển SCB (từ ngày 01/07/2013 đến ngày 31/07/2013), Phó Tổng Giám đốc SCB (từ ngày 01/08/2013 đến ngày 14/10/2013), Quyền Tổng Giám đốc (tư ngày 15/10/2013 đến ngày 09/12/2013).

Nguyễn Phương Hồng trước khi là Phó Tổng Giám đốc (từ ngày 16/08/2018 đến ngày 10/04/2019, Thành viên HĐQT (từ ngày 08/08/2019 đên ngày 17/05/2022) đã làm viêc tại SCB từ năm 2007 trải qua các vị trí từ nhân viên quản lý tín dụng, Trưởng phòng tín dụng, Trưởng phòng kinh doanh, Trưởng phòng Hỗ trợ kinh doanh, Phó Giám đốc Sở giao dịch, Phó Giám đốc chi nhánh, Giám đốc chi nhánh, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối tái thẩm định, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối tái thẩm định kiêm Giám đốc chi nhánh và trở thành một trong những người thân tín của Trương Mỹ Lan. Nguyễn Phương Hồng chết vào ngày 09/10/2022, khi đã bị khởi tố bị can.

Trương Khánh Hoàng trước khi làm Quyền Tổng giám đốc SCB (từ ngày 15/5/2021 đến ngày 11/8/2022) đã làm Chuyên viên tín dụng Ngân hàng SinoPac (từ ngày 01/6/2012 đến ngày 01/7/2014), Giám sát (phụ trách Thị trường vốn và quan hệ đầu tư) CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc Nova (Novaland, HOSE: NVL, từ ngày 01/7/2014 đến ngày 01/10/2017), Giám đốc phụ trách tài chính dự án cấp cao - CTCP Phát triển Bất động sản Alpha King (từ ngày 01/11/2017 đến ngày 01/3/2019), Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định SCB (từ ngày 09/9/2019 đến tháng 5/2021).

Trần Thị Mỹ Dung trước khi làm Phó Tổng giám đốc SCB (từ ngày 05/01/2021 đến ngày 14/09/2022) đã làm việc tại SCB từ năm 2010 qua các vị trí nhân viên tín dụng, Trưởng bộ phận tín dụng, chuyên viên phòng Tái thẩm định, Phó Giám đốc tái thẩm định SCB (từ ngày 17/05/2018 đến ngày 04/01/2021), Phó Giám đốc khối tái thẩm định SCB (từ ngày 01/09/2019 đến ngày 09/11/2020), Quyền Giám đốc khối phê duyệt tín dụng và xử lý nợ SCB (09/11/2020 - 05/01/2021) và trở thành một trong những người thân tín của Trương Mỹ Lan.

Theo lời khai của các đối tượng nêu trên (trừ các đối tượng, bị can đã xuất cảnh, không biết hiện đang ở đâu) thì Trương Mỹ Lan chi phối mọi hoạt động của SCB kể cả về nhân sự và hoạt động tín dụng thông qua các thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại SCB.

Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt tại SCB, Trương Mỹ Lan đã sử dụng SCB với chức năng của một Ngân hàng TMCP như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, huy động vốn từ các nguồn khác quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, SCB lại chủ yếu phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.

Hành vi nêu trên của Trương Mỹ Lan đã vi phạm khoản 1, Điều 7, khoản 2, Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không để chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kỉnh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;...Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Hành vi của các đối tượng tại SCB đã vi phạm quy định tại Điều 38, Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017: Quyền, nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng, gồm: Khoản 2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, vì lợi ích của tổ chức tín dụng, cổ đông, thành viên góp vốn và chủ sở hữu tổ chức tín dụng; Khoản 7. Không được tạo điều kiện để bản thân hoặc người có liên quan của mình vay vốn, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác của tổ chức tín dụng với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi hơn so với quy định chung của tổ chức tín dụng.

* Chuỗi thủ đoạn Trương Mỹ Lan sử dụng để “rút ruột” hơn 304 ngàn tỷ từ SCB

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   Số lượng rút tiền mặt trên ATM giảm sâu (20/11/2023)

>   NCB thông qua bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT (20/11/2023)

>   Hành trình 5 năm dẫn đầu xu thế thẻ của VIB (20/11/2023)

>   Ngân hàng tăng cho vay bất động sản: Thị trường đang ấm dần? (22/11/2023)

>   Đồng USD rớt giá mạnh (19/11/2023)

>   Tỉ giá rời mốc 24.000 đồng/USD (19/11/2023)

>   Chồng bà Trương Mỹ Lan ký khống để vợ vay vốn tại Ngân hàng SCB, thiệt hại hơn 39,000 tỷ đồng (19/11/2023)

>   Chuỗi thủ đoạn Trương Mỹ Lan sử dụng để “rút ruột” hơn 304 ngàn tỷ từ SCB (19/11/2023)

>   Sức khỏe SCB đã xấu từ năm 2017 nhưng bị “bưng bít” (18/11/2023)

>   Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 304 ngàn tỷ đồng của SCB (18/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật