Thứ Ba, 22/08/2023 18:26

Bài cập nhật

Góc nhìn 23/08: Giao dịch cân bằng quanh 1,180-1,200?

Chứng khoán Asean dự báo chỉ số VN-Index có thể giao dịch cân bằng quanh vùng 1,180-1,200 điểm và duy trì quán tính tăng điểm trong đầu phiên tới (23/08). Nhà đầu tư chưa kịp tham thị trường có thể giải ngân thăm dò, và nâng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục lên mức tối đa 70%.

Cung cầu tạm thời cân bằng

CTCK Đông Á (DAS): Cán cân cung cầu tạm thời cân bằng hơn trong vùng VN-Index 1,180-1,200 điểm, tuy nhiên chưa có tín hiệu chắc chắn về đợt tăng giá trở lại sau nhịp điều chỉnh vừa qua.

Nhà đầu tư có thể giao dịch ngắn hạn với tỷ trọng nhỏ trên những nhóm cổ phiếu nhạy thị trường như chứng khoán, bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ, và chờ cơ hội mua mới cho danh mục trung dài hạn khi thị trường cân bằng hơn, quan tâm các nhóm cổ phiếu ngân hàng, vật liệu xây dựng và xây dựng hạ tầng.

Nhà đầu tư cần cẩn trọng

CTCK BIDV (BSC): Thị trường bắt đầu xuất hiện lực cầu bắt đáy, tuy nhiên thanh khoản vẫn còn thấp nên nhà đầu tư cần giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.

Hình thành đáy ngắn hạn

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Ở góc nhìn ngắn hạn, thị trường có thể dần hình thành đáy ngắn hạn của đợt điều chỉnh ở khu vực 1,250 điểm và có nhịp phục hồi trước khi hình thành vùng tích lũy mới.

Về góc nhìn trung hạn, uptrend của thị trường vẫn được duy trì và sau phiên hôm nay, ngưỡng hỗ trợ trung hạn 1,150 điểm tiếp tục được củng cố và thị trường hoàn toàn có thể tích lũy lại nền tảng mới để chuẩn bị cho nhịp tăng tiếp theo hướng tới 1,300 điểm.

Trong ngắn hạn thị trường có thể có nhịp hồi phục kỹ thuật, nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét giải ngân tại vùng hỗ trợ 1,150-1,170 điểm với tỷ lệ thấp.

Với nhà đầu tư trung, dài hạn nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng giải ngân trong khu vực hiện tại, mục tiêu giải ngân đầu tư trung, dài hạn nên hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm nay. Chiến lược giải ngân trung - dài hạn nên là gia tăng giải ngân trong các giai đoạn thị trường điều chỉnh giảm.

Áp lực điều chỉnh

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Với xu hướng giảm điểm vẫn đang đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực điều chỉnh trong các phiên kế tiếp với ngưỡng kháng cự gần được đặt quanh 1,19x-1,20x.

Duy trì quán tính tăng điểm

CTCK Asean (Aseansc): Dự báo chỉ số VN-Index có thể giao dịch cân bằng quanh vùng 1,180-1,200 điểm và duy trì quán tính tăng điểm trong đầu phiên tới (23/08). Nhà đầu tư chưa kịp tham thị trường có thể giải ngân thăm dò, và nâng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục lên mức tối đa 70%.

Xuất hiện nhịp hồi phục ngắn hạn

CTCK Vietcombank (VCBS): Dù hiện tại chỉ số vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm nhưng VCBS cho rằng trong những phiên tới, nếu lực

cung tiếp tục được hấp thụ tích cực khiến cho thị trường dần ổn định hơn thì có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục ngắn hạn trong một số phiên như đã từng nhiều lần ghi nhận kể từ đầu năm nay.

Nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên quản trị rủi ro trong giai đoạn này và hạn chế sử dụng đòn bẩy kể cả trong những nhịp hồi phục ngắn hạn.

Lực cầu có thể sẽ gia tăng

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ hồi phục trong phiên kế tiếp (23/08) và chỉ só VN-Index có thể sẽ “test” lại mức 1,200 điểm. Đồng thời, các chỉ báo kỹ thuật đang giảm về vùng quá bán cho thấy lực cầu có thể sẽ gia tăng trong vài phiên tới, nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao và đây vẫn chưa phải là vùng mua quá an toàn.

Tuy nhiên, điểm tích cực là vùng hỗ trợ 1,160 điểm của chỉ số VN-Index đang tỏ ra khá chắc chắn khi đồ thị giá của chỉ số VN-Index đã có hai lần thử thách vùng kháng cự này.

Ngoài ra, nhiều cổ phiếu đã bị chiết khấu mạnh và có dấu hiệu chững lại đà giảm ngắn hạn tại các vùng hỗ trợ mạnh cho nên mức hỗ trợ 1,160 điểm của chỉ số VN-Index được xem là vùng hỗ trợ quan trọng cho đà giảm ngắn hạn này.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư có thể sẽ nắm giữ danh mục hiện tại và dừng bán ở vùng giá hiện tại. Đồng thời, các nhà đầu tư có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp.

Chưa thoát khỏi áp lực giảm ngắn hạn

CTCK Phú Hưng (PHS): Thị trường vẫn chưa thoát khỏi áp lực giảm ngắn hạn sau phiên hồi kỹ thuật 21/08. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc tận dụng nhịp hồi kỹ thuật này để đưa danh mục về tỷ trọng an toàn nhằm hạn chế rủi ro từ thị trường chung.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 22/08: Tiếp tục thận trọng? (21/08/2023)

>   Tỷ lệ CASA tăng có liên quan gì tới sự sôi động của thị trường chứng khoán không? (21/08/2023)

>   Để thương hiệu Việt lên sàn chứng khoán Mỹ (21/08/2023)

>   Góc nhìn tuần 21 - 25/08: Áp lực điều chỉnh gia tăng? (20/08/2023)

>   Có nên đặt kỳ vọng cho BAF, ACV và DGC? (21/08/2023)

>   VN-Index giảm hơn 55 điểm, các chuyên gia nói gì?  (18/08/2023)

>   Góc nhìn 18/08: Tiếp tục điều chỉnh? (17/08/2023)

>   Góc nhìn 17/08: Cẩn trọng trong phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh? (16/08/2023)

>   Góc nhìn 16/08: Sớm gặp áp lực điều chỉnh quanh 1,240 điểm (15/08/2023)

>   Góc nhìn 15/08: Tiếp diễn đà tăng? (14/08/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật