Thứ Bảy, 08/07/2023 07:31

Dầu tăng lên mức cao nhất trong 9 tuần

Giá dầu tăng mạnh vào ngày thứ Sáu (07/07) lên mức cao nhất trong 9 tuần, do những lo ngại về nguồn cung lấn át lo ngại rằng việc nâng lãi suất hơn nữa có thể làm trì trệ tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 1.95 USD (tương đương 2.6%) lên 78.47 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 2.06 USD (tương đương 2.9%) lên 73.86 USD/thùng.

Đó là mức đóng cửa cao nhất của hợp đồng dầu Brent kể từ ngày 01/05 và hợp đồng dầu WTI kể từ ngày 24/05. Cả 2 hợp đồng dầu đều vọt 5% trong tuần này.

Sau 2 tháng dao động trong khoảng 73 – 77 USD/thùng, dầu Brent đã chuyển sang vùng quá mua (overbought) về mặt kỹ thuật lần đầu tiên kể từ giữa tháng 4/2023.

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định: “Đà phục hồi trong khoảng tuần trước… diễn ra khá mạnh mẽ và được hỗ trợ bởi động lưc – cũng như những đợt cắt giảm sản lượng mới từ Ả-rập Xê-út và Nga”.

Các quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu Ả-rập Xê-út và Nga đã thông báo đợt cắt giảm sản lượng mới trong tuần này, nâng tổng mức cắt giảm của OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, lên 5 triệu thùng/ngày, tương đương 5% nhu cầu dầu toàn cầu.

Các chuyên gia phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Mỹ Morningstar lưu ý: “Động thái cắt giảm sản lượng của OPEC+ dự kiến sẽ làm thắt chặt thị trường, dẫn đến thâm hụt nguồn cung trong nửa cuối năm 2023, hỗ trợ giá dầu cao hơn”.

OPEC có thể sẽ duy trì quan điểm lạc quan về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm tới, các nguồn tin thân cận với OPEC cho biết.

Cam kết mới nhất của Nga về cắt giảm xuất khẩu dầu sẽ không yêu cầu phải cắt giảm sản lượng tương đương, nguồn tin Chính phủ nói với Reuters.

Tại Mỹ, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số giàn khoan dầu và khí đốt tại Mỹ trong tuần này tăng lần đầu tiên trong 10 tuần, do số giàn khoan khí đốt có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2016.

Tại Na Uy, Equinor ASA đã tạm dừng sản xuất tại mỏ dầu Oseberg East ở Biển Bắc do thiếu nhân lực.

Cũng hỗ trợ giá dầu thô, đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, sau khi dữ liệu cho thấy tăng trưởng việc làm tại Mỹ thấp hơn so với dự báo, nhưng vẫn đủ mạnh để có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất vào cuối tháng này như đã từng gợi ý.

Đồng USD suy yếu làm dầu thô trở nên rẻ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác, qua đó có thể thúc đẩy nhu cầu dầu.

Theo công cụ FedWatch của CME Group, khả năng Fed nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 25-26/07 hiên ở mức 95%, tăng từ mức 92% ngay trước khi dữ liệu việc làm được công bố.

Chi phí vay cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu.

Tại châu Âu, lạm phát cao trong nhiều thập kỷ và tác động cuộc chiến tranh Ukraine đã buộc các công ty phải đóng băng tuyển dụng và sa thải nhân viên.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu gần như đi ngang (07/07/2023)

>   Dầu WTI tăng mạnh 3% chờ dữ liệu về nhu cầu tại Mỹ (06/07/2023)

>   Dầu tăng nhẹ sau thông báo giảm sản lượng từ Ả-rập Xê-út và Nga (05/07/2023)

>   Ả-rập Xê-út và Nga cắt giảm thêm sản lượng dầu (04/07/2023)

>   Dầu quay đầu tăng khi Ả-rập Xê-út và Nga thông báo cắt giảm sản lượng vào tháng 8 (04/07/2023)

>   Trung Quốc tiếp tục gom mạnh khí đốt trên toàn cầu (03/07/2023)

>   Giá xăng giảm gần 600 đồng/lít từ 15h ngày 3/7 (03/07/2023)

>   Giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm từ 1/7 (01/07/2023)

>   Dầu giảm hơn 6% trong quý 2 (01/07/2023)

>   Dầu tăng nhẹ khi dự trữ tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo (30/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật