Thứ Ba, 04/07/2023 10:00

Ả-rập Xê-út và Nga cắt giảm thêm sản lượng dầu

Ả-rập Xê-út và Nga - hai nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới - cam kết cắt giảm thêm sản lượng dầu trong ngày 03/07, từ đó giúp giá dầu quay đầu tăng trong phiên 04/07. Họ vẫn quyết tâm giảm sản lượng ngay cả khi kinh tế toàn cầu đang giảm tốc và Fed có thể tiếp tục nâng lãi suất.

OPEC+, liên minh gồm 23 quốc gia sản xuất dầu mỏ, bao gồm cả Nga, đã cắt giảm sản lượng để thúc đẩy giá dầu kể từ tháng 11/2022, vì lý do nhu cầu Trung Quốc yếu đi và Mỹ tăng nguồn cung dầu.

Ả-rập Xê-út cho biết sẽ kéo dài đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện khoảng 1 triệu/thùng ngày đến hết tháng 8/2023, đồng thời để ngỏ khả năng kéo dài thêm.

Ngay sau tuyên bố của Ả-rập Xê-út, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Moscow sẽ giảm xuất khẩu dầu khoảng 500,000 thùng/ngày trong tháng 8/2023.

Lượng dầu bị cắt giảm thêm chiếm 1.5% nguồn cung toàn cầu và nâng tổng mức cắt giảm cam kết của OPEC+ lên 5.16 triệu thùng/ngày.

Sau đó, Algeria cho biết sẽ cắt giảm sản lượng thêm 20,000 thùng trong tháng 8/2023 để ủng hộ nỗ lực của Ả-rập Xê-út và Nga trong việc cân bằng và ổn định thị trường dầu, Bộ Năng lượng Algeria cho biết.

Bộ trưởng Dầu mỏ Libya Mohamed Oun tỏ ra hào hứng với quyết định của Ả-rập Xê-út, cho biết “động thái này sẽ tác động tích cực tới cân bằng thị trường giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời tác động tới nền kinh tế toàn cầu”.

OPEC+ sản xuất khoảng 40% lượng dầu thô trên thế giới. Trước đó, họ đã cắt giảm 3.66 triệu thùng/ngày, tương đương 3.6% nhu cầu toàn cầu, trong đó bao gồm cam kết giảm 2 triệu thùng/ngày đã nhất trí trong năm 2022 và tự nguyện cắt giảm thêm 1.66 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2023.

Ả-rập Xê-út - nhà lãnh đạo không chính thức của OPEC - cam kết sẽ cắt giảm thêm sản lượng trong tháng 7/2023, bên cạnh thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã nhất trí với OPEC+.

“Sản lượng của Ả-rập Xê-út trong tháng 8/2023 sẽ khoảng 9 triệu thùng/ngày”, tờ báo SPA dẫn lại lời Bộ Năng lượng Ả-rập Xê-út.

“Việc tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng là để củng cố thêm các nỗ lực của các quốc gia OPEC+, với mục tiêu tạo sự ổn định và cân bằng trên thị trường dầu”, trích từ tờ SPA.

Nga - quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới - cam kết giảm sản lượng 500,000 thùng/ngày xuống 9.5 triệu thùng/ngày từ tháng 3 cho tới cuối năm 2023.

 

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 43 xu (tương đương 0.6%) lên 75.84 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 39 xu (tương đương 0.6%) lên 71.03 USD/thùng.

 

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu quay đầu tăng khi Ả-rập Xê-út và Nga thông báo cắt giảm sản lượng vào tháng 8 (04/07/2023)

>   Trung Quốc tiếp tục gom mạnh khí đốt trên toàn cầu (03/07/2023)

>   Giá xăng giảm gần 600 đồng/lít từ 15h ngày 3/7 (03/07/2023)

>   Giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm từ 1/7 (01/07/2023)

>   Dầu giảm hơn 6% trong quý 2 (01/07/2023)

>   Dầu tăng nhẹ khi dự trữ tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo (30/06/2023)

>   Dầu tăng 2.5% khi dự trữ tại Mỹ giảm 2 tuần liên tiếp (29/06/2023)

>   Dầu sụt hơn 2% trước lo ngại về nâng lãi suất (28/06/2023)

>   Gánh nặng thuế xăng dầu với người dùng ngày càng gia tăng (27/06/2023)

>   Dầu tăng nhẹ sau cuộc nổi loạn ở Nga (27/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật