Thứ Sáu, 07/07/2023 06:34

Dầu gần như đi ngang

Giá dầu gần như đi ngang vào ngày thứ Năm (06/07), khi thị trường cân nhắc nguồn cung dầu thô Mỹ khan hiếm hơn và khả năng Fed nâng lãi suất có thể làm giảm nhu cầu năng lượng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent lùi 13 xu xuống 76.52 USD/thùng, sau khi tăng 0.5% trong phiên trước đó.

Hợp đồng dầu WTI nhích 1 xu lên 71.80 USD/thùng, sau khi tăng 2.9% trong phiên trước đó để bắt kịp mức tăng của dầu Brent hồi đầu tuần.

Thị trường kỳ vọng lãi suất Mỹ và châu ÂU sẽ tăng hơn nữa để kìm hãm lạm phát dai dẳng. Những lo ngại về suy thoái toàn cầu gia tăng sau các cuộc khảo sát gần đây cho thấy hoạt động sản xuất và dịch vụ chậm lại ở Trung Quốc và châu Âu.

Biên bản họp công bố vào ngày thứ Tư (05/07) cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thống nhất giữ lãi suất không đổi tại cuộc họp tháng 6 để có thời gian đánh giá sự cần thiết nâng lãi suất thêm, mặc dù hầu hết những người tham dự đều cho rằng cuối cùng họ sẽ cần phải thắt chặt hơn nữa.

Hợp đồng lãi suất Mỹ tương lai vào ngày thứ Tư đã làm tăng khả năng về một đợt nâng lãi suất khác của Mỹ sau thông tin về dữ liệu việc làm khu vực tư nhân tăng mạnh vào tháng trước.

Hỗ trợ giá dầu là dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tuần trước.

Cụ thể, dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 1.5 triệu thùng trong tuần trước xuống còn 452.2 triệu thùng, cao hơn so với dự báo giảm 1 triệu thùng từ các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất của Mỹ cũng giảm.

Quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu Ả-rập Xê-út và Nga đã thông báo đợt cắt giảm sản lượng mới cho tháng 8. Tổng lượng cắt giảm hiện ở mức hơn 5 triệu thùng/ngày, tương đương 5% sản lượng toàn cầu.

Động thái cắt giảm này, cùng với dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo, đã mang đến một số hỗ trợ cho giá dầu.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể vẫn duy trì quan điểm lạc quan về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm tới khi công bố triển vọng đầu tiên cho năm 2024 trong tháng này, dự đoán sự suy giảm từ năm nay nhưng vẫn cao hơn mức trung bình, Reuters đưa tin.

Các bộ trưởng OPEC và giám đốc điều hành các công ty dầu mỏ đã phát biểu tại một hội nghị ở Vienna rằng các chính phủ cần chuyển sự chú ý từ nguồn cung sang nhu cầu.

Thay vì gây áp lực buộc các nhà sản xuất dầu giảm nguồn cung, điều mà người đứng đầu các công ty năng lượng toàn cầu cho rằng chỉ làm tăng giá dầu, Chính phủ các nước nên chuyển sự tập trung sang hạn chế nhu cầu dầu để giảm lượng khí thải.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu WTI tăng mạnh 3% chờ dữ liệu về nhu cầu tại Mỹ (06/07/2023)

>   Dầu tăng nhẹ sau thông báo giảm sản lượng từ Ả-rập Xê-út và Nga (05/07/2023)

>   Ả-rập Xê-út và Nga cắt giảm thêm sản lượng dầu (04/07/2023)

>   Dầu quay đầu tăng khi Ả-rập Xê-út và Nga thông báo cắt giảm sản lượng vào tháng 8 (04/07/2023)

>   Trung Quốc tiếp tục gom mạnh khí đốt trên toàn cầu (03/07/2023)

>   Giá xăng giảm gần 600 đồng/lít từ 15h ngày 3/7 (03/07/2023)

>   Giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục giảm từ 1/7 (01/07/2023)

>   Dầu giảm hơn 6% trong quý 2 (01/07/2023)

>   Dầu tăng nhẹ khi dự trữ tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo (30/06/2023)

>   Dầu tăng 2.5% khi dự trữ tại Mỹ giảm 2 tuần liên tiếp (29/06/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật