Thứ Bảy, 22/07/2023 08:18

Bộ Công Thương đưa ra khuyến nghị gì sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ?

Việc Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế hoạt động xuất khẩu gạo sẽ tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã có những khuyến nghị với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp gạo để phối hợp ứng phó.

Ngày 20/7, Ấn Độ đã chính thức ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo

Để góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; bình ổn giá thóc, gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã có các Văn bản số 584/XNK-NS gửi các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Văn bản số 585/XNK-NS gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị phối hợp triển khai một số nội dung liên quan.

Theo đó, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp thực hiện một số nội dung như sau: Tăng cường đôn đốc các hội viên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, giữ vai trò dẫn dắt như Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực miền Nam... tổ chức thu mua và tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành. Yêu cầu các hội viên thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường gạo; chủ động trao đổi, tổng hợp ý kiến của hội viên về khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng, lưu thông gạo trên thị trường trong nước và quốc tế để báo cáo và đề xuất giải pháp phù hợp với các Bộ, ngành liên quan.

Đối với Thương nhân, Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị thương nhân thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo về việc thu mua thóc, gạo hàng hoá nhằm đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước và đảm bảo an ninh lương thực. Chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, tổ chức phương án sản xuất, xuất khẩu phù hợp, đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả. Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về lượng thóc, gạo tồn kho, tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, gửi về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Đồng thời, chủ động trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình cung ứng, lưu thông thóc, gạo trên thị trường trong nước và quốc tế để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường xuất khẩu tôm có xu hướng ấm dần lên (21/07/2023)

>   Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu gạo thông dụng (21/07/2023)

>   Xuất khẩu cá tra tháng 6/2023: Mức sụt giảm so với cùng kỳ đã thu hẹp dần (20/07/2023)

>   Hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực toàn cầu (20/07/2023)

>   Xuất khẩu tôm tháng 6/2023: Điểm sáng từ thị trường Trung Quốc (19/07/2023)

>   6 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là khách hàng mua nông sản Việt nhiều nhất (19/07/2023)

>   Giá lúa mì tăng vọt sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Ukraine (18/07/2023)

>   Việt Nam chiếm gần 9% khối lượng nhập khẩu thủy sản của Mỹ (17/07/2023)

>   Kỳ vọng thị trường cá tra khởi sắc (17/07/2023)

>   Xuất khẩu rau quả Việt tăng tốc, sầu riêng đứng đầu (16/07/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật