Thứ Bảy, 01/04/2023 18:00

VNDirect: Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng trong quý 2

Theo VNDirect Research, giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ước tính trong năm 2023 rơi vào khoảng hơn 232.6 ngàn tỷ đồng, tăng 51.6% so với 2022. Riêng quý 2, áp lực TPDN đáo hạn gia tăng.

VNDirect cho biết, trong quý 2/2023 sẽ có hơn 70.9 ngàn tỷ đồng TPDN đáo hạn, cao hơn 127% so với quý 1, cho thấy áp lực đáo hạn sẽ bắt đầu tăng mạnh trong quý 2/2023.

Trong đó, bất động sản (BĐS) vẫn là nhóm có tỷ trọng lớn nhất, chiếm gần 39.9% tổng giá trị TPDN đáo hạn. Đứng thứ 2 là nhóm Tài chính – Ngân hàng với tỷ lệ chiếm 37.1% tổng giá trị đáo hạn.

Về triển vọng thị trường trong quý 2, VNDirect cho rằng hoạt động phát hành có thể tiếp tục cải thiện, tuy nhiên để thị trường phục hồi bền vững cần có thêm nhiều giải pháp đồng bộ khác.

 Với một số quy định nới lỏng cho hoạt động phát hành của Nghị định 08, VNDirect cho rằng trong thời gian tới có thể sẽ vẫn có những đợt phát hành riêng lẻ với mục đích cơ cấu nợ nội bộ giống như những đợt phát hành của một số doanh nghiệp thực hiện cuối tháng 03/2023. Tuy nhiên để thị trường có thể phục hồi bền vững thì cần phải có thêm những giải pháp đồng bộ khác để khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư và giải quyết được vấn đề mất thanh khoản như hiện nay của thị trường, bao gồm các giải pháp dưới đây:

Thứ nhất, cần thêm nhiều giải pháp quyết liệt hơn từ doanh nghiệp để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào TPDN. Các doanh nghiệp BĐS cũng phải nỗ lực tái cơ cấu, tái cấu trúc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thực của thị trường, đồng thời có biện pháp xử lý hàng tồn kho nhằm thu tiền về để giải quyết những khó khăn hiện tại về dòng tiền.

Thứ hai, cơ quan quản lý cần có phương án đẩy nhanh giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án BĐS.

Thứ ba, các cơ quan quản lý cần xem xét nới lỏng các điều kiện để cho phép các định chế tài chính lớn bao gồm các ngân hàng có thể tham gia sâu hơn vào thị trường TPDN với vai trò tạo thanh khoản trên thị trường, đồng thời cho phép các ngân hàng phát triển các hình thức bảo lãnh thanh toán để dần khôi phục niềm tin cho nhà đầu tư.

Thứ tư, tương tự như bài học từ việc xử lý khủng hoảng TPDN tại các nước khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng, để giải quyết vấn đề thanh khoản ngắn hạn là rất quan trọng. Vì vậy, VNDirect nhận định thị trường vẫn đang chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn từ các nhóm giải pháp này.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   UOB: Điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 còn 6% (31/03/2023)

>   Góc nhìn 31/03: Rung lắc? (30/03/2023)

>   TS. Nguyễn Trí Hiếu: Nền kinh tế có thể vực dậy từ quý 3 (30/03/2023)

>   Góc nhìn 30/03: Khó có đột biến trong các phiên cuối tháng? (29/03/2023)

>   Làm sao để khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp? (29/03/2023)

>   Góc nhìn 29/03: Xu hướng tăng ngắn hạn duy trì tới vùng 1,150 điểm (28/03/2023)

>   Góc nhìn 28/03: Đi ngang? (27/03/2023)

>   Triển vọng nào cho VRE, TDM và PVD? (27/03/2023)

>   Góc nhìn tuần 27 - 31/03: Quan sát vùng 1,035 - 1,040 (26/03/2023)

>   Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Lãi suất có thể giảm thêm nhưng đừng mong tiền rẻ như trước (26/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật