Chủ Nhật, 26/03/2023 09:00

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Lãi suất có thể giảm thêm nhưng đừng mong tiền rẻ như trước

"Những gì xấu nhất của thị trường mà chúng ta chứng kiến vào cuối năm ngoái đã qua", ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam - mở đầu chia sẻ tại hội thảo "Chứng khoán 2023: La bàn giữa vùng biển động" sáng ngày 25/03.

Trong phần trình bày tại hội thảo, Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành nhận định tình hình vĩ mô hiện tại có những yếu tố tạo dư địa cho NHNN mở rộng chính sách tiền tệ.

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam chia sẻ tại hội thảo La bàn giữa vùng biển động sáng ngày 25/03

Theo ông Thành, tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán trong thời gian tới đang phụ thuộc rất nhiều vào việc tiền có được bơm mạnh hay không. Vào tháng 5 tới đây nếu Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) không tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ có cơ sở để bơm tiền mạnh vào nền kinh tế, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh. Dư địa nới lỏng tiền tệ nằm ở hai yếu tố. 

Thứ nhất, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 là 6.5%, để đạt được mức tăng trưởng này thì Chính phủ phải đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và chuyển sang hướng hỗ trợ tăng trưởng từ giữa năm 2023 đối với chính sách tiền tệ. Ông Thành cũng nhấn mạnh, để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6.5% trong năm nay, đầu tư công thôi chưa đủ, cần có sự góp sức của chính sách tiền tệ - tiền được bơm ra mạnh hơn.

Thứ hai, mục tiêu lạm phát năm nay là 4.5%, muc tiêu này được tăng lên so với mức 4% những năm qua. Theo đó, NHNN có dư địa không phải thắt chặt tiền tệ để kéo giảm lạm phát cao trong các tháng đầu năm về mức mục tiêu.

Nếu như lạm phát còn tiếp tục đà tăng thì NHNN sẽ không dám bơm mạnh tiền. Hiện nay có tín hiệu tích cực là lạm phát tháng 2 đã giảm đáng kể so với tháng 1 về dưới mức 4.5%. Nếu lạm phát các tháng tới thấp hơn hoặc nằm ngang ở 4.5% thì đó là cơ sở để NHNN tin tưởng mục tiêu lạm phát năm nay sẽ thực hiện được và hướng tới mục tiêu thứ nhất là tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, NHNN sẽ theo dõi lạm phát các tháng sắp tới. Trong nước lạm phát tháng 4 - 5 đi ngang kết hợp ở quốc tế Fed ngừng tăng lãi suất thì đó là tín hiệu để NHNN nới lỏng tiền tệ.

Một động thái đáng chú ý là NHNN đang mua vào dự trữ ngoại hối, có thể sẽ đưa mức dự trữ ngoại hối lên 100 tỷ USD. Việc tăng dự trữ ngoại hối cũng sẽ bơm tiền Đồng ra và giúp thanh khoản đỡ khó khăn.

Quan trọng nhất là thanh khoản dồi dào thì khi lãi suất tiền gửi giảm, lãi suất cho vay sẽ giảm theo tạo tác động tích cực cho nền kinh tế, chuyên gia cho hay.

Với mặt bằng lãi suất ở Việt Nam, ông Thành dự báo, từ giờ đến cuối năm lãi suất sẽ tiếp tục giảm nhưng không quay về mặt bằng lãi suất như trong thời gian COVID-19.

Trong thời gian COVID-19 lãi suất tiền gửi khoảng 7.5% và đến thời điểm cuối năm ngoái lên tới 10.5% và giờ hạ được khoảng 1% xuống còn 9.5%. "Mặt bằng lãi suất tiền gửi năm nay có thể hạ xuống tối đa thêm 1% nữa tức là còn 8.5%. Lãi suất sẽ có tính trồi sụt chứ không phải chỉ theo đà giảm, nhưng chắc chắn khó có thể trở lại mức 7.5% kể cả trong những năm tới", chuyên gia Nguyễn Xuân Thành nói.

"Tức là thời kỳ tiền rẻ đã qua và chúng ta buộc phải sống trong mặt bằng lãi suất cao hơn. Đừng mong đợi lãi suất sẽ quay lại mức thấp như thời kỳ 2020 - 2021", ông Thành nhận định.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Chờ dòng tiền tiết kiệm quay lại với chứng khoán? (24/03/2023)

>   Góc nhìn 24/03: Tích lũy quanh mốc 1,050? (23/03/2023)

>   Góc nhìn 23/03: Chờ đợi quyết định của Fed? (22/03/2023)

>   Góc nhìn 22/03: Xu hướng tăng ngắn hạn chưa được ủng hộ (21/03/2023)

>   Phát triển thị trường chứng khoán: Việt Nam phấn đấu lọt Top 4 Asean (21/03/2023)

>   Đầu tư vào SBT, KSB và GDT có khả quan? (20/03/2023)

>   Góc nhìn tuần 20 - 24/03: Tích lũy trong biên độ 1,030 - 1,080? (19/03/2023)

>   VinaCapital: Nguy cơ sụp đổ một ngân hàng như SVB ở Việt Nam là rất thấp (18/03/2023)

>   UOB: Sau sự kiện SVB, Fed sẵn sàng cho đợt tăng lãi suất vào tháng 3? (17/03/2023)

>   Thị trường chứng khoán cần thêm thời gian để hưởng lợi từ lãi suất giảm (17/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật