Góc nhìn 22/03: Xu hướng tăng ngắn hạn chưa được ủng hộ
VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp rung lắc trong phiên tiếp theo trước khi thiết lập một mặt bằng giá vững chãi hơn với ngưỡng hỗ gần quanh 1,015 - 1,020.
Xu hướng tăng ngắn hạn vẫn chưa được ủng hộ
CTCK Tiên Phong (TPS): Dưới góc nhìn PTKT, đà giảm của thị trường đã chững lại khi chỉ số lùi dần về mức 1,000 điểm và hình ảnh bóng nến dưới dài xuất hiện cho thấy lực mua đã trở lại gần vùng hỗ trợ này. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đã có sự sụt giảm đáng kể so với phiên trước đó sau thời gian duy trì quanh mức trung bình 10 phiên, thể hiện sự thận trọng của nhà đầu tư đã gia tăng sau phiên giảm mạnh vừa qua.
Chỉ báo MACD vẫn duy trì tín hiệu bán và chỉ báo Relative Strength Index (RSI) tiếp tục biến động dưới mức 50, qua đó thể hiện xu hướng tăng ngắn hạn vẫn chưa được ủng hộ.
Xu hướng chưa rõ ràng trong ngắn hạn
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Với điểm số hiện tại VN-Index vẫn chưa trở lại kênh tăng ngắn hạn, khả năng bắt đầu giai đoạn tích lũy cân bằng trở lại và chưa có xu hướng rõ ràng trong ngắn hạn. Với góc nhìn trung - dài hạn khả năng cao VN-Index tích lũy cạn kiệt với khối lượng giảm thấp và kéo dài, hướng đến khu vực cân bằng trong biên độ hẹp 1,020 điểm - 1,050 điểm.
Xét theo phân tích kỹ thuật, thời gian tới sẽ là giai đoạn giao dịch không tích cực nhưng cũng ít dần rủi ro. Mặt bằng giá cổ phiếu hiện nay đang khá hấp dẫn sau thời gian thị trường giảm sâu vừa qua là cơ hội tốt để nhà đầu tư dài hạn giải ngân dần.
Mốc hỗ trợ gần 1,000 điểm
CTCK Đông Á (DAS): VN-Index đang có mốc hỗ trợ gần nhất ở 1,000 điểm, xu hướng tích lũy với thanh khoản thấp. Nhà đầu tư chú trọng quản lý rủi ro đối với tài khoản có sử dụng đòn bẩy margin, danh mục đầu tư trung dài hạn có thể quan tâm các nhóm cổ phiếu có tình hình kinh doanh thuận lợi năm 2023 như nhóm cổ phiếu "đầu tư công", hoặc cổ phiếu khu công nghiệp, cổ phiếu ngành điện.
Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao
CTCK Asean (Aseansc): Bên mua đang có dấu hiệu mạnh lên, đà giảm tạm thời chững lại. Kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục có quán tính tăng điểm trong phiên 22/03, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng kháng cự gần 1,035 - 1,040 điểm và xa hơn là vùng kháng cự 1,045 - 1,050 điểm.
Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.
Chưa thể khẳng định VN-Index có thể lấy lại được điểm cân bằng
CTCK Vietcombank (VCBS): Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên 21/03 tạo nến dạng Hammer cho thấy lực cầu bắt đáy xuất hiện ở vùng hỗ trợ quanh 1,015. Xét về khung đồ thị ngày, tuy các chỉ báo đều đã bật nảy hướng lên tạo đáy thứ nhất nhưng vẫn chưa thể khẳng định VN-Index có thể lấy lại ngay được điểm cân bằng trong 1 phiên tăng điểm
Tiếp tục trải qua các nhịp rung lắc
CTCK KB Việt Nam (KBSV): VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp rung lắc trong phiên 22/03 trước khi thiết lập một mặt bằng giá vững chãi hơn với ngưỡng hỗ gần quanh 1,015-1,020. Nhà đầu tư được khuyến nghị tăng tỷ trọng giao dịch (trading) khi giá của các cổ phiếu mục tiêu về quanh ngưỡng hỗ trợ.
Giằng co quanh ngưỡng 1,020 - 1,020
CTCK BSC: Về giao dịch của khối ngoại, phiên 21/03 khối này tiếp tục mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Trong những phiên tới thị trường có thể giằng co quanh ngưỡng 1,020 - 1,040.
Kha Nguyễn
FILI
|