Thứ Ba, 11/04/2023 15:36

SSI Research: VN-Index khó bứt phá trong ngắn hạn

Thị trường chứng khoán trong tháng 3 và quý 1/2023 có mức tăng trưởng tích cực, được dẫn dắt bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, mặt bằng lãi suất hiện vẫn còn ở mức cao. Tốc độ gia tăng lạm phát, diễn biến lãi suất trong nước trước kỳ họp đầu tháng 5 của Fed, khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế và dòng tiền của khối ngoại sẽ là những yếu tố cần quan sát trong các tháng tới của quý 2. Một số ngành trên thị trường chứng khoán sẽ có kết quả kinh doanh kém tích cực trong quý 1/2023 do nền so sánh cùng kỳ ở mức cao.

Quý 1/2023, nhiều ngành khó đạt được mức tăng trưởng

Trong báo cáo Chiến lược thị trường tháng 4/2023, SSI Research nhận định, mùa kết quả kinh doanh quý 1 đã bắt đầu với những thách thức. Lợi nhuận một số ngân hàng đã bắt đầu phản ánh những khó khăn hiện tại trên thị trường bất động sản. Các ngành như bán lẻ, thép, phân bón, hóa chất…khó có khả năng tăng trưởng trong quý 1 năm nay, do mức nền so sánh cao cùng kỳ năm trước. Theo quan điểm của SSI Research, cầu tiêu dùng yếu có thể vẫn còn tiếp tục trong quý tới.

Với kết quả kinh doanh quý 1/2023 đã phản ánh sớm các thách thức vĩ mô, các công ty trong danh mục theo dõi của SSI Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận khá khiêm tốn ở mức 5.8% trong năm 2023. Khi đó, P/E của thị trường ở mức 10.5x, mức khá hấp dẫn.

Tuy nhiên, lợi nhuận của một số doanh nghiệp niêm yết có thể vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm so với cùng kỳ (quý 4/2022 lợi nhuận toàn thị trường giảm 31%). Đây sẽ là yếu tố khiến VN-Index chưa có những bứt phá mạnh ngay trong ngắn hạn.

Chưa thoát khỏi xu hướng đi ngang từ đầu năm 2023

Về mặt kỹ thuật, VN-Index đã chinh phục thành công các ngưỡng kỹ thuật quan trọng như MA 20 và MA 50 ngày trước khi tiệm cận vùng kháng cự 1,080-1,090 điểm trong những phiên đầu tháng 4/2023.

“Mặc dù vậy, chỉ số vẫn chưa thoát khỏi xu hướng đi ngang kể từ đầu năm 2023. Xu hướng tăng mới của chỉ số VN-Index sẽ chỉ được xác nhận nếu chỉ số vượt vùng cản 1,100 -1,105 điểm (quanh MA 200 ngày) đi cùng với khối lượng tích cực”, SSI Research nhận định.

Động lực từ khối ngoại đang chậm lại?

Về dòng tiền, SSI Research đánh giá dòng vốn nước ngoài đang cho thấy dấu hiệu chậm lại. Dòng tiền giải ngân chậm dần ở cả hai nhóm quỹ ETF và quỹ chủ động.

Trong tháng 3, dòng vốn ETF có sự phân hóa giữa nhóm ETF nội và ngoại. Nhóm quỹ ETF nội ghi nhận rút ròng 620 tỷ đồng, với lực rút rải đều trong tháng và đến từ nhóm 3 quỹ nội lớn nhất như VNDiamond (-345 tỷ đồng), VN Finlead (-129 tỷ đồng) và VFM VN30 (-102 tỷ đồng). Ngược lại, nhóm quỹ ETF ngoại vào ròng tổng cộng 1,789 tỷ đồng với sự quay trở lại của quỹ Fubon kể từ ngày 15/03. Quỹ ETF Fubon Việt Nam đã vào ròng 1,528 tỷ đồng trong tháng 3, với cường độ phần nào giảm dần về cuối tháng, dòng tiền từ nhóm quỹ ngoại còn lại như Vaneck (+122 tỷ) và DB FTSE (+121 tỷ) tập trung giải ngân trong nửa đầu tháng 3.

Nguồn: SSI Research

Đối với các quỹ chủ động, tốc độ giải ngân đã chậm lại rõ rệt trong tháng 3 nhưng vẫn ghi nhận tháng vào ròng thứ 6 liên tiếp. Tổng giá trị vào ròng trong tháng đạt 201.8 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Tốc độ giải ngân chậm lại đồng đều giữa các quỹ và thậm chí một số quỹ đã đảo chiều rút ròng. Đây là tín hiệu thận trọng cho triển vọng dòng vốn khối ngoại trong thời gian tới, đặc biệt là trong quá khứ, các quỹ chủ động thường ghi nhận chuỗi vào ròng liên tục trong vòng 3-6 tháng. Tính chung trong quý 1/2023, các quỹ chủ động đã vào ròng 3 ngàn tỷ đồng.

Nguồn: SSI Research

Khối ngoại mua ròng 3,037 tỷ đồng trong tháng 3 và 6,962 tỷ đồng trong quý 1, trong đó mua ròng 10,053 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh. Giao dịch khả quan của khối ngoại trong tháng 3 chủ yếu đến từ dòng tiền tích cực của các quỹ ETF (nhờ dòng tiền từ Fubon Việt Nam ETF) và việc giải ngân dòng tiền từ các quỹ chủ động vào thị trường chứng khoán thường có độ trễ.

Xét về nhóm ngành, ngành mang tính chu kỳ như tài chính – ngân hàng và thép thu hút nhiều sự quan tâm nhất, có thể đến từ mức định giá hấp dẫn và yếu tố đáp ứng được điều kiện về mặt thanh khoản từ nhóm cổ phiếu này.

“Áp lực chốt lời hoặc tái cơ cấu danh mục đầu tư từ nhóm quỹ chủ động sẽ cao hơn trong thời gian tới sau 6 tháng vào ròng liên tục hay xu hướng mùa vụ giải ngân giai đoạn đầu năm từ nhóm quỹ ETF sẽ không còn quá mạnh mẽ”, SSI Research đánh giá.

Tuy nhiên, việc đảo chiều hạ lãi suất trên thị trường lại được kỳ vọng sẽ kích thích trở lại phần nào dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư cá nhân sau thời gian tận dụng mức lãi suất cao từ kênh tiền gửi ngân hàng.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam (11/04/2023)

>   Góc nhìn 11/04: Vùng hỗ trợ gần nhất quanh 1,050-1,060 điểm? (10/04/2023)

>   Nên mua hay bán DHC, HPG và GVR? (10/04/2023)

>   Góc nhìn tuần 10 - 14/04: Vùng 1,080 trở thành kháng cự mới? (09/04/2023)

>   Đỉnh lãi suất có phải là đáy của thị trường chứng khoán? (07/04/2023)

>   Góc nhìn 07/04: Sớm quay lại đà tăng? (06/04/2023)

>   VDSC: Bước chuyển về chính sách tiền tệ trở nên rõ ràng hơn (06/04/2023)

>   Định giá cổ phiếu ngân hàng đang rất hấp dẫn, đây là cơ hội vàng để tích sản? (06/04/2023)

>   Góc nhìn 06/04: Điều chỉnh để củng cố đà tăng? (05/04/2023)

>   Chứng khoán tháng 4 sẽ tươi sáng hơn? (05/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật