Thứ Hai, 10/04/2023 18:51

Góc nhìn 11/04: Vùng hỗ trợ gần nhất quanh 1,050-1,060 điểm?

VCBS vẫn giữ nguyên quan điểm, nhịp điều chỉnh này là cần thiết để VN-Index có cơ hội hướng lên các mốc điểm cao phía trên. Vùng hỗ trợ gần nhất của thị trường sẽ quanh khu vực 1,050-1,060 điểm.

Xu hướng tăng giá vẫn còn

CTCK Tân Việt (TVSI): TVSI cho rằng VN-Index vẫn đang ở trong xu hướng tăng giá ngắn hạn và hỗ trợ mạnh của xu hướng tăng giá này là vùng cân bằng trước đó quanh ngưỡng 1,050-1,055 điểm. Kỳ vọng chỉ số sẽ phục hồi lại tại ngưỡng hỗ trợ này và tiếp tục kiểm định lại vùng kháng cự đỉnh tháng 2 trong các phiên cuối tuần.

Xu hướng của thị trường hiện tại là tăng giá nên các nhịp rung lắc hay điều chỉnh như hiện tại đều là cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Hỗ trợ quanh khu vực 1,050-1,060 điểm

CTCK Vietcombank (VCBS): Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên tạo nến đỏ giảm điểm thể hiện áp lực điều chỉnh, chốt lời ngắn hạn vẫn đang hiện hữu. Xét về khung đồ thị giờ, các chỉ báo vẫn đang suy yếu, hướng xuống tiêu cực và chưa cho dấu hiệu tạo đáy phân kỳ cho thấy nhịp điều chỉnh rung lắc vẫn còn tiếp tục trong các phiên tới.

Tuy nhiên, VCBS vẫn giữ nguyên quan điểm, nhịp điều chỉnh này là cần thiết để VN-Index có cơ hội hướng lên các mốc điểm cao phía trên. Vùng hỗ trợ gần nhất của thị trường sẽ quanh khu vực 1,050-1,060 điểm.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn, có thể lướt sóng bán 1 phần cổ phiếu và mua lại với giá chiết khấu tốt hơn khi thị trường có tín hiệu kiểm tra thành công vùng hỗ trợ gần nhất và bật tăng trở lại.

Mở rộng đà tăng điểm tích cực

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Sau những nỗ lực hồi phục bất thành, VN-Index dần suy yếu và đảo chiều giảm điểm giằng co về cuối phiên 10/04. Áp lực bán chủ động gia tăng áp đảo bên mua khiến chỉ số một lần nữa lùi về quanh ngưỡng hỗ trợ gần 1,065 điểm (+/-5 điểm). Mặc dù các nhịp rung lắc sẽ còn tiếp diễn trong các phiên tiếp theo, cơ hội hồi phục trở lại và mở rộng đà tăng điểm tích cực của VN-Index vẫn tiếp tục được bảo lưu.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục gia tăng một phần tỷ trọng trading khi chỉ số về quanh hỗ trợ gần.

Tích lũy khá chặt với vùng đỉnh quanh 1,150 điểm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Về xu hướng trung - dài hạn không có gì thay đổi trong giai đoạn hiện tại, bởi VN-Index vẫn đang vận động trong giai đoạn hồi phục sau khi tạo đáy vào tháng 11/2022. Trạng thái hồi phục trong giai đoạn hiện tại đang là trạng thái vận động chặt chẽ dần khi các sóng hồi phục có biên độ hẹp. Với góc nhìn trung - dài hạn chúng tôi cho rằng VN-Index đang trong giai đoạn tích lũy khá chặt với vùng đỉnh quanh 1,150 điểm và sau đó có thể có một Uptrend thực sự (kèm theo các điều kiện vĩ mô thuận lợi).

Về cơ bản mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại vẫn đang ở mức hấp dẫn để có thể đầu tư. Về vĩ mô có thể thấy giai đoạn hiện tại là giai đoạn khó đoán định khi các thông tin về tình hình vĩ mô trong và ngoài nước vẫn đang tương đối xấu, điểm tích cực là xu hướng lãi suất đang giảm dần nhưng rủi ro về lạm phát và suy thoái toàn cầu vẫng đang ở mức cao. Do đó, SHS nhận định xu hướng hiện mang tính chất tích lũy sẽ còn tiếp tục kéo dài trước khi thị trường có thể tạo ra một xu hướng (uptrend)  thực sự mạnh mẽ.

Với nhận định thị trường như trên, SHS cho rằng các nhà đầu tư ngắn ngạn có thể tận dụng các phiên điều chỉnh đang diễn ra để giải ngân gia tăng tỷ trọng, chúng tôi vẫn kỳ vọng VN-Index sẽ hướng tới khu vực 1,150 điểm. Thị trường hiện tại vẫn phù hợp cho mục tiêu giải ngân đầu tư nắm giữ trung - dài hạn (đón đầu giai đoạn bùng nổ sau tích lũy), mục tiêu giải ngân đầu tư trung, dài hạn nên hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm nay. Chiến lược giải ngân trung - dài hạn nên là giải ngân dần trong các giai đoạn thị trường điều chỉnh giảm.

Tích lũy

CTCK BIDV (BSC): Nhịp điều chỉnh sau đà tăng ngắn hạn trước đó đang có dấu hiệu chững lại tại ngưỡng hỗ trợ 1,065 điểm. Trong những phiên tới, VN-Index có thể sẽ tiếp tục có những phiên tích lũy quanh ngưỡng này.

 

Cổ phiếu cần thêm thời gian tích lũy ở nền giá mới

CTCK Đông Á (DAS): Dù xu hướng trung hạn của VN-Inđex vẫn là xu hướng tăng nhưng trong ngắn hạn các cổ phiếu cần thêm thời gian tích lũy ở nền giá mới.  Chiến lược giao dịch trong tuần là cơ cấu danh mục ngắn hạn đồng thời tận dụng nhịp điều chỉnh để giải ngân danh mục trung hạn.

Giảm điểm trước khi tìm được vùng cân bằng mới

CTCK Asean (Aseansc): Khả năng thị trường sẽ tiếp tục có quán tính giảm điểm trước khi tìm được vùng cân bằng mới. Dự báo trong phiên giao dịch tới (11/04), VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,060-1,065 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,050-1,055 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

Vùng 1,050-1,060 được kỳ vọng là chốt chặn đáng tin cậy

CTCK Tiên Phong (TPS): Hiện, vùng 1,050-1,060 điểm đang được kỳ vọng sẽ là chốt chặn đáng tin cậy cho thị trường trong trường hợp chỉ số tiếp tục điều chỉnh. Nếu vùng hỗ trợ này vẫn trụ vững, chỉ số vẫn còn cơ hội hướng đến mục tiêu là đường SMA 200 ngày (quanh mức 1,100 điểm). Ngược lại, nếu hỗ trợ trên bị phá vỡ, chỉ số khả năng cao sẽ rơi về cận dưới của kênh giá tăng bắt đầu từ tháng 12/2022 (quanh mức 1,030 điểm).

Tiếp tục nhịp điều chỉnh

CTCK Mirae Asset Việt Nam (Mirae Asset): VN-Index tiếp tục nhịp điều chỉnh. Hỗ trợ gần nhất quanh 1,050-1,060 điểm.

Nhà đầu tư vẫn đang lạc quan với xu hướng hiện tại

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể hồi phục và biến động quanh vùng hỗ trợ 1,068-1,072 điểm của chỉ số VN-Index trong phiên kế tiếp (11/04). Đồng thời, các chỉ báo xung lượng giảm về gần vùng quá bán cho nên Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi và dòng tiền bắt đáy có thể sẽ được kích thích trong 1-2 phiên giao dịch tới cho nên chỉ số VN-Index có thể sẽ chưa xuyên thủng vùng hỗ trợ hoàn toàn vùng hỗ trợ 1,068-1,072 điểm trong ngắn hạn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng nhẹ cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang lạc quan với xu hướng hiện tại.

Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1,055-1,060

CTCK Agribank (Agriseco): Chỉ số cần về kiểm định lại vùng hỗ trợ 1,055-1,060 điểm trong các phiên tới để thu hút lực cầu tham gia trở lại. Agriseco khuyến nghị nhà đầu tư hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu tại nhịp tăng giá trong phiên do áp lực chốt lời vẫn hiện hữu.

Thị trường đang gặp lực cản từ khối ngoại

CTCK MB (MBS): Áp lực bán gia tăng khiến lượng hàng ở phiên có thanh khoản cao nhất từ đầu năm về tài khoản chiều nay (10/04) phải cắt lỗ dù chỉ số VN-Index không giảm nhiều. Ngoài áp lực bán chung, thị trường cũng đang gặp lực cản từ khối ngoại kể từ đầu tháng 4 khi họ quay ra bán ròng.

Tuần này, chứng khoán thế giới có nhiều sự kiện tác động, ảnh hưởng đến cuộc họp chính sách của Fed vào tháng 5. Tâm lý nhà đầu tư sẽ thận trọng chờ đợi, bên cạnh đó mùa báo có kết quả kinh doanh quý 1 sắp được công bố được dự báo không mấy tích cực cũng là phép thử cho thị trường đợt này.

 

Đức Đỗ

FILI

Các tin tức khác

>   Nên mua hay bán DHC, HPG và GVR? (10/04/2023)

>   Góc nhìn tuần 10 - 14/04: Vùng 1,080 trở thành kháng cự mới? (09/04/2023)

>   Đỉnh lãi suất có phải là đáy của thị trường chứng khoán? (07/04/2023)

>   Góc nhìn 07/04: Sớm quay lại đà tăng? (06/04/2023)

>   VDSC: Bước chuyển về chính sách tiền tệ trở nên rõ ràng hơn (06/04/2023)

>   Định giá cổ phiếu ngân hàng đang rất hấp dẫn, đây là cơ hội vàng để tích sản? (06/04/2023)

>   Góc nhìn 06/04: Điều chỉnh để củng cố đà tăng? (05/04/2023)

>   Chứng khoán tháng 4 sẽ tươi sáng hơn? (05/04/2023)

>   Mirae Asset khuyến nghị nhóm cổ phiếu đầu tư công và cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất (05/04/2023)

>   Góc nhìn 05/04: Giằng co? (04/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật