Thứ Năm, 13/04/2023 15:44

Nhịp đập Thị trường 13/04: VN-Index giảm thêm sâu, nhưng vẫn có nhóm tăng bất ngờ

Kỳ vọng vào sự hồi sinh sau 14h không xảy ra, ít nhất là trong phiên chiều nay. Đến thời điểm ngay trước ATC, sàn HOSE vẫn ngập sắc đỏ. Thậm chí có thời điểm chỉ số giảm 7 điểm. Bước vào đợt ATC, khối lượng lệnh bán lớn vẫn treo trên nhiều Large Cap như NVL, VPB, CTG, HPG, VIC, MBB

Đóng cửa, VN-Index giảm hơn 5 điểm, dù chỉ 5 điểm nhưng là mức giảm lớn nhất từ đầu tuần. Sàn HOSE có khoảng 60% số cổ phiếu giảm giá lúc đóng cửa, so với chưa đến 30% tăng giá. Nhóm VN30 có đến 22 cổ phiếu giảm giá và 8 mã tăng giá. Diễn biến của VN-Index tiếp tục ảnh hưởng lên HNX-Index, tuy nhiên điều bất ngờ lại xảy ra với UPCoM-Index chỉ sau 14h vài phút.

GAS, MWG, PLX và bất ngờ là có mấy mã Large Cap ngân hàng tăng giá phần nào giúp chỉ số sàn HOSE không bị giảm quá sâu. Tuy nhiên, sức đè vẫn đến từ nhiều Large Cap khác, bao gồm cả những mã vốn hóa lớn nhất nhì như CTG, MSN, SAB, TCB, VCB, VHM, VIC, VJC, VRE, VPB, VNM… khối ngoại bán ròng gần 300 tỷ đồng ở đây.

Đã có 1 chút thay đổi theo hướng tiêu cực ở nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN. Cụ thể lúc đóng cửa, đã có khá nhiều thành viên nhóm này giảm giá (dù tăng giá cuối phiên sáng) như POW, PVB, PVC, PVD hay PVT. GAS vẫn chỉ tăng có 0.2% vào cuối phiên (trong phiên có thời điểm mất mốt 100 ngàn đ/cp), 1 số tên tuổi khác vẫn giữ được mức tăng giá khá ổn như BSR, OIL, PVS, PVI, DCM, DPM

Nhóm ngân hàng có 1 chút thay đổi tích cực hơn vào những phút cuối phiên chiều, tuy nhiên vị thế nói chung là phân hóa, trong đó BID vẫn là cổ phiếu giữ được mức tăng ổn định, trong khi VCB lại bất ngờ giảm tại ATC, còn những đại giá khác như CTG, MBB hay VPB thì vẫn luôn đỏ. KLB bất ngờ giảm tới 5% ngay khi bước vào phiên chiều vài phút. ACB tăng nhẹ 0.4% có lẽ nhờ họp ĐHĐCĐ đúng ngày hôm nay.

Nhóm BĐS nhà ở lẫn khu CN tiếp tục chìm trong sắc đỏ suốt phiên chiều cho đến khi đóng cửa, thậm chí có một số cổ phiếu vốn tưởng đi ngược nhóm thì cũng đỏ vào lúc cuối như NLG, QCG, KDH… ngoại trừ số ít như DIG, HDC hay IJC… Các đại gia lớn nhất nhóm như VHM, VRE, NVL hay PDR đều luôn giảm khá sâu. Ở nhóm BĐS khu công nghiệp cũng có tình trạng tương tự, với các đầu tàu như BCM, SIP đều giảm. chỉ có KBC là tăng hơn 1% có lẽ nhờ lực mua từ khối ngoại, hay VRG bất ngờ tăng 10% vốn là khớp từ lúc sáng (trong phiên chiều không có deal nào khớp).

Nhóm phân phối hàng công nghệ và điện máy bất ngờ tăng giá đồng loạt, dù mức tăng không lớn. Khi bước vào phiên chiều, chỉ có MWG tăng giá nhẹ, nhưng đến khi đóng cửa thì gần như cả nhóm đều tăng giá, trong đó FRT tăng hơn 2%.

Chỉ số HNX-Index đóng cửa giảm 0,99%, và đây cũng gần như là mức giảm sâu nhất trong ngày. Rõ ràng chỉ số cũng như nhiều cổ phiếu sàn HNX chịu ảnh hưởng từ diễn biến bên HOSE. Trong nhóm Large Cap sàn này, đa phần là giảm giá, nhiều mã giảm trên 1%, nổi lên vẫn là KSF với mức giảm hơn 3%. Chỉ có số ít như NTP, PVI hay PVS là còn giữ được đà tăng giá.

Diễn biến chỉ số sàn UPCoM bất ngờ ngược sóng sau 14h, chỉ số này tự dưng tặng vọt, hồi nhanh về tham chiếu, thậm chí vượt lên trên tham chiếu khi đóng cửa. diễn biến này có khả năng liên quan đến 2 deal khớp lệnh tại VNZ, giúp giá cổ phiếu này từ mức giảm rất sâu, lập tức quay qua tăng giá hơn 1%. Tuy nhiên có lẽ chỉ số còn được đỡ bởi những Large Cap khác, ví dụ như tại MCH, QNS, VEF, VGT, VTP… bên cạnh những mã tăng từ sớm như BSR, OIL

Phiên sáng: VN-Index giảm theo cùng nhịp với các sàn châu Á

VN-Index đã giảm 2.5 điểm vào cuối phiên sáng nay, nếu tính theo % thì chỉ có 0.24%, nhưng sàn HOSE có đến gần 60% số cổ phiếu giảm giá, so với chưa đầy 30% tăng giá. Nhóm VN30 cũng có 16 mã giảm giá vs 10 tăng giá. Chỉ có khoảng 10 cổ phiếu vốn hóa tỷ USD là tăng giá, trong đó tốt nhất là BID (+1.1%). Bất chấp có thông tin tích cực từ Fed, chứng khoán VN vẫn cùng nhịp với đa số các sàn châu Á khác sáng nay (trừ Trung Quốc).

Các nhóm lớn trên sàn HOSE hầu như đang chìm ngày 1 sâu vào trong sắc đỏ. Ở các nhóm ngân hàng, BĐS hay thực phẩm, có đến quá nửa số cổ phiếu giảm giá. Ở các nhóm khác như sắt thép, chứng khoán hay phân phối xăng dầu, tình hình còn tồi tệ hơn thế. Nhóm vốn được cho là tích cực từ sớm như điện, đến giờ thành phân hóa với tương quan tăng – giảm giá cân bằng. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, cũng đa phần sắc đỏ, những cái tên vốn nổi lên từ sớm như nông dược, hóa chất,… thì hiện cũng đang dần “mất hút”, ngoại trừ săm lốp hay thủy sản.

Dầu khí nhà PVN gần như là nhóm vốn hóa lớn có kết quả tích cực duy nhất vào cuối phiên sáng nay. Dù GAS chỉ tăng nhẹ 300 đồng, nhưng hàng loạt tên tuổi khác trong “gia đình” này đã tăng từ ATO, hoặc nổi lên nửa đầu phiên sáng và duy trì tích cực cho đến cuối phiên, bao gồm BSR, DCM, DPM, OIL, PVB, PVC, PVD, PVS, PVG… Tuy nhiên POW là trường hợp hơi đáng tiếc khi đầu phiên tăng khá, cuối phiên lại chỉ còn tăng chưa đến 1%.

Nhóm thủy sản đang có khá nhiều cổ phiếu tăng giá nhẹ, trong đó có VHC, MPC, FMC, CMX hay ACL.

Thị trường đang vào mùa ĐHĐCĐ, và sáng nay 1 số cổ phiếu đang may mắn thay, giữ được giá khi chủ doanh nghiệp đang chia sẻ thông tin với cổ đông, ví dụ như BSR, ACB

Chỉ số HNX-Index lại rơi về mức gần như thấp nhất trong phiên sáng nay, nhưng lượng giao dịch cũng chỉ bằng gần nửa này hôm qua. Ở nhóm Large Cap sàn này, chỉ còn lác đác vài mã tăng giá như THD, PVI, PVS… ngược lại không ít cổ phiếu khác đã đổi màu như CEO, IDC, SHS hay SCG.

Với thông tin tiêu cực được cho là dính đến doanh nghiệp, cổ phiếu LDG đang giảm gần sàn, tuy nhiên vẫn có tới 2,3 triệu cổ phiếu được đặt mua ở ngay mức sàn. Tổng lượng khớp sáng nay lên đến gần 15 triệu đơn vị, vượt cả khối lượng khớp cách đây mấy phiên, cũng như đạt loại cao trong phạm vi 1 năm trở lại đây.

Thông tin về khả năng Covid lan rộng, cũng như sự chuẩn bị của Sở Y tế Tp.HCM có vẻ chưa đe dọa các doanh nghiệp du lịch hay vận tải hàng không. Sáng nay HVN giảm sâu hơn 3% với nỗi lo hủy niêm yết (khi UBCK không cho hoãn nộp BCTC kiểm toán 2022), nhưng ACVVJC hiện vẫn tăng giá nhẹ. Tương tự, đại gia VTR cũng tăng giá 100 đồng, với thông tin được quỹ lớn gom vào.

10h30: Sắc đỏ lan rộng dù VN-Index hồi về tham chiếu

VN-Index đang quay trở lại bên trên tham chiếu, nhưng sàn HOSE vẫn đang có diễn biến khá xấu so với hồi đầu phiên. Số lượng cổ phiếu giảm giá trên HOSE lúc này chiếm khoảng gần 50%, nhưng số tăng giá còn ít hơn. Ở các nhóm ngành lớn như ngân hàng, BĐS, chứng khoán, phân phối xăng dầu, thép… đang có nhiều cổ phiếu lùi về tham chiếu hay thậm chí giảm giá. Chỉ có điện, bán lẻ tiếp tục duy trì sắc xanh đa số.

POW, PLX, DPM, DCM hay PGV đang là những Large Cap nổi bật trên sàn HOSE trong phiên, cùng với đó là các mã đã sớm tăng trước đó như MSN, EIB, DGC, STB… Ở các nhóm vốn hóa nhỏ hơn, cũng có CII, PVD, IJC, TV2, TTF… Ngược lại, HVN tiếp tục giữ mức giảm giá hơn 2%, và NVL hay KDH thì giảm sâu hơn 1 chút.

Nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN tiếp tục nổi bật so với các nhóm vốn hóa lớn khác của cả 3 sàn, với mức tăng giá rất tốt ở BSR, OIL, PVD, PVS… hay mới nổi trong phiên ở DPMDCM. Tuy nhiên GAS lại lùi dần về gần tham chiếu, chỉ còn tăng 0.2% tại mức 100 ngàn đ/cp.

Ngân hàng và BĐS dù có khởi đầu tích cực, nhưng đến nay đang nổi lên rất nhiều sắc đỏ. Ở nhóm ngân hàng, STB vốn khá bắt mắt trong nửa đầu phiên, thì đến giờ này chỉ còn tăng rất nhẹ. Tương tự là ACB, EIB hay VCB. Một số đại gia khác đã giảm giá bao gồm VPB, CTG, MBB, chỉ có BID nổi lên trong phiên và duy trì nhịp tăng khá tốt đến nay.

Đối với nhóm BĐS, bao gồm cả nhóm phát triển nhà ở lẫn khu công nghiệp, đang nổi lên rất nhiều sắc đỏ, trong đó có các “cự đầu” như VHM, VRE, PDR, NVL, BCM, SIP… Tuy vậy một số ít mã vẫn đang cố gắng giữ sắc xanh như NLG, CEO, DIG, HDC, IJC, QCG, KBC

2 chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM cùng giảm theo nhịp với VN-Index, nhưng đến giữa phiên sáng vẫn chưa quay về tham chiếu. đặc biệt UPCoM-Index, giảm bất ngờ trước 10h và đi ngang đến lúc này, có lẽ do VNZ (giảm gần 15%), hoặc cũng có thể chịu tác động 2 mã khác giảm khá mạnh là MVN hay SIP. Mức tăng giá ở 1 số Large Cap khác như BSR, OIL hay SNZ tuy nhiên lại không kéo hồi được chỉ số. Trên sàn HNX, sắc xanh vẫn chiếm khá nhiều trên nhóm Large Cap, nhưng chỉ số chính sàn này vẫn giảm nửa điểm. KSF hiện không còn giảm sâu như ban đầu, chỉ còn gần -2%.

VN-Index mở cửa tăng nhẹ dù đón nhận thông tin tốt

VN-Index mở cửa tăng nhẹ chưa đến 1 điểm, nhưng chỉ số vẫn được các nhóm ngành lớn hỗ trợ. Tin tức mới nhất từ Fed có thể coi là thông tin tích cực, nhưng chưa phản ánh rõ vào diễn biến giá cổ phiếu, bởi ngay sàn Mỹ đêm qua cũng còn phản ứng yếu ớt với tin này. Có lẽ diễn biến đi ngang trong biên độ rất hẹp của VN-Index trong gần 10 phiên vừa qua đang khiến nhiều NĐT chưa an tâm, dù thực tế rất nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh hơn hẳn chỉ số.

Trên sàn HOSE lúc mở cửa, hầu hết các nhóm ngành lớn có khởi đầu tạm coi là tích cực, tức là tăng trên diện rộng, nhưng mức tăng trung bình yếu. BĐS, ngân hàng, dầu khí, điện, bán lẻ, chứng khoán… vẫn là các nhóm có đa số cổ phiếu tăng giá và dẫn dắt chỉ số. Ở các nhóm nhỏ hơn, nổi lên có nhóm phân phối ô tô, nông thủy sản, hóa chất, nhựa, khai khoáng… Ở góc độ vốn hóa, TPB, EIB, MSN, MWG, VIB, DGC… đang là những Large Cap có khởi đầu tốt. Bên cạnh đó có khá nhiều Mid và Small Cap tăng giá ấn tượng, ví dụ như GEG, HDC, HAX, DXS..

Nhóm BĐS tiếp tục mở cửa trong sắc xanh, với nhiều mã vốn tăng ấn tượng trong ngày hôm qua như NLG, HDC, KDH… thì sáng nay tăng tiếp, dù mức tăng khá nhẹ. Tuy nhiên ở 1 số mã vốn hóa hàng đầu thì đang có dấu hiệu rơi vào sắc đỏ, như VIC, VHM, NVL, PDR… Dù sao thời gian giao dịch vẫn còn rất dài.

Giá dầu thế giới dù đang giảm nhẹ lúc này, nhưng vẫn có thể coi là duy trì được mức tăng ấn tượng kể từ cuối tháng 3 đến nay. Sáng nay GAS mở cửa tăng nhẹ nhưng quay trở lại lên trên mốc 100 ngàn đồng/cp. Không ít cổ phiếu khác trong “gia đình” PVN cũng tăng giá, bao gồm BSR, PVD, PVS, OIL, POW, PVC, PVB, PVG, PVT

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index khởi đầu trong sắc xanh, nhưng sau khi HOSE mở cửa thì đã chuyển qua sắc đỏ, dù mức giảm điểm rất nhẹ. Đối với chỉ số chính sàn HNX, thực tế đa số Large Cap vẫn đang tăng giá, trong đó có CEO, PVI, PVS, SCG, THD, VCS… nhưng có lẽ KSF (giảm 7%) đang là tảng đá đè chỉ số. Trên sàn Upcom, diễn biến nhóm largecap có vẻ cân bằng hơn, có khá nhiều mã tăng giá như MSR, OIL, VGT…, nhưng mức tăng bình quân rất thấp, ngược lại tương tự với nhóm giảm giá, trong đó giảm khá sâu chỉ có VEF.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền 13/04/2023: Sự thận trọng vẫn duy trì (12/04/2023)

>   Vietstock Daily 13/04/2023: Sẽ tiếp tục giằng co (12/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 13/04/2023: Tâm lý trái chiều đang hiện diện (12/04/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 12/04: Sau một ngày giằng co, VN-Index trở về “mo” (12/04/2023)

>   Thị trường chứng quyền 12/04/2023: Tốt xấu đan xen (11/04/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 12/04/2023: Tâm lý lạc quan trở lại (11/04/2023)

>   Vietstock Daily 12/04/2023: Khó bứt phá mạnh (11/04/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 11/04: Đảo chiều ngoạn mục (11/04/2023)

>   Thị trường chứng quyền 11/04/2023: Tiếp tục phân hóa? (10/04/2023)

>   Vietstock Daily 11/04/2023: Áp lực bán tăng dần (10/04/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật