Thứ Năm, 02/03/2023 13:12

Giữ tiền mặt đang “lãi” hơn danh mục 60/40 truyền thống

Lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ, một số chứng khoán ít rủi ro nhất thế giới đang mang lại mức lợi nhuận lớn hơn danh mục cổ phiếu và trái phiếu truyền thống với tỷ lệ 60/40.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 6 tháng tăng 5.14% trong phiên 28/02, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2007. Con số này cao hơn mức lợi nhuận 5.07% của một danh mục hỗn hợp truyền thống, gồm 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu Mỹ, dựa trên lợi suất thu nhập bình quân gia quyền của chỉ số S&P 500 và chỉ số trái phiếu Bloomberg USAgg. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2001 điều này xảy ra.

Sự thay đổi này cho thấy đợt thắt chặt tiền tệ mạnh nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kể từ những năm 1980 đã đảo ngược thế giới đầu tư như thế nào. Trong đó, lãi suất của các chứng khoán ít rủi ro (như trái phiếu Chính phủ Mỹ ngắn hạn hay tín phiếu kho bạc Mỹ), vốn được dùng làm cơ sở trên các thị trường tài chính thế giới, đã tăng đều đặn.

Điều này khiến nhiều nhà đầu tư không còn động lực để chấp nhận rủi ro. Và nó cũng đánh dấu sự thoát khỏi thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính với việc lãi suất thấp trong thời gian dài khiến nhà đầu tư đổ xô đầu cơ để tạo ra lợi nhuận lớn hơn.

Những chứng khoán ngắn hạn như vậy thường được gọi là tiền mặt, theo cách nói của giới đầu tư.

Lợi nhuận của danh mục đầu tư theo tỷ lệ 60/40 cũng tăng nhờ lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng, dù cổ phiếu giảm giá. Tuy nhiên, lợi nhuận của nó tăng không nhanh bằng tín phiếu kho bạc Mỹ. Tín phiếu kỳ hạn 6 tháng đã tăng 4.5 điểm % trong năm qua, với mức lợi suất cao hơn 1.25 điểm % so với trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm.

Theo Andrew Sheets, trưởng nhóm chiến lược gia tại Morgan Stanley, việc lợi suất tín phiếu kho bạc Mỹ cao đang tạo ra những gợn sóng lớn trên thị trường tài chính. Nó làm giảm động cơ khuyến khích nhà đầu tư chấp nhận nhiều rủi ro hơn và làm tăng chi phí cho những người sử dụng đòn bẩy để tăng lợi nhuận.

Ông cho biết nó cũng kéo giảm lợi nhuận của giao dịch phòng ngừa rủi ro bằng tiền tệ đối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời làm cho việc sử dụng quyền chọn để đặt cược cổ phiếu tăng giá trở nên đắt đỏ hơn.

Đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu gần đây cũng gặp nhiều thách thức. Sau một khởi đầu mạnh mẽ của năm nay, danh mục đầu tư 60/40 đã mất phần lớn lợi nhuận, khi một loạt dữ liệu kinh tế và lạm phát mạnh mẽ thúc đẩy giới đầu tư đảo ngược đặt cược vào khả năng Fed hạ lãi suất. Kết quả, một đợt bán tháo đã đồng thời diễn ra trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong tháng này. Chiến lược 60/40 đã mang lại mức lợi nhuận 2.7% kể từ đầu năm 2023, sau khi giảm 17% trong năm ngoái, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008, theo chỉ số của Bloomberg.

Kim Dung (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Các ngân hàng toàn cầu lãi lớn khi lãi suất điều hành tăng cao (02/03/2023)

>   Vàng thế giới tăng khi sản xuất ở Trung Quốc hồi phục mạnh (02/03/2023)

>   Dầu tăng nhẹ trước hy vọng nhu cầu tăng từ Trung Quốc (02/03/2023)

>   Đằng sau quyết định nghỉ hưu của huyền thoại Ray Dalio (01/03/2023)

>   Dầu tăng gần 2% nhờ hy vọng về tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc (01/03/2023)

>   Vàng thế giới ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2021 (01/03/2023)

>   Đợt tăng kỷ lục của trái phiếu toàn cầu sụp đổ lại vì lạm phát (28/02/2023)

>   JPMorgan đề xuất chỉ số trái phiếu châu Á mới, giảm tỷ trọng của Trung Quốc (28/02/2023)

>   Fitch: Ngân hàng ở ASEAN đủ bộ đệm để vượt qua các cú sốc kinh tế (28/02/2023)

>   Giới đầu tư thị trường trái phiếu 10,000 tỷ USD đang trên “tàu lượn” (28/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật