Thứ Ba, 28/03/2023 08:50

CEO ANZ: Hỗn loạn của ngành ngân hàng có khả năng gây ra khủng hoảng tài chính

Giám đốc điều hành của ngân hàng ANZ, ông Shayne Elliott ngày 27/03 cho biết tình trạng hỗn loạn hiện nay trong hệ thống ngân hàng toàn cầu có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính, mặc dù vẫn còn sớm cho rằng nó sẽ có quy mô giống cuộc khủng hoảng năm 2008.

Giám đốc điều hành của ngân hàng ANZ, ông Shayne Elliott

Các nhà chức trách trên khắp thế giới đang đưa ra cảnh báo cao về hậu quả từ tình trạng hỗn loạn gần đây của giới nhà băng sau khi Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank ở Mỹ cũng như thương vụ sáp nhập khẩn cấp giữa UBS và Credit Suisse.

Ông Elliott cho biết: “Đây rõ ràng là một cuộc khủng hoảng đối với một số người, nhưng ai mà biết liệu nó có phải là một cuộc khủng hoảng tài chính hay không. Vậy nó có khả năng trở thành một cuộc khủng hoảng không? Có, rất có thể”.

Tuy nhiên, ông nói rằng còn quá sớm để khẳng định cục diện hiện tại có thể dẫn đến một khác cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tự như 15 năm trước, thứ đã đẩy các nền kinh tế tiên tiến lớn của thế giới vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930.

Các ngân hàng ở Australia không bị ảnh hưởng nhiều như ở Mỹ và Anh trong cuộc khủng hoảng năm 2008, một phần nhờ vào các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn và nền kinh tế trong nước kiên cường hơn.

“Đây là một vấn đề khác. Điều này liên quan đến cuộc chiến của thế giới với lạm phát, cách các ngân hàng trung ương tăng lãi suất rất nhanh để chống lại nó, và điều đó đã gây ra thiệt hại”, ông nói.

Ngay sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank, cơ quan quản lý ngân hàng của Australia lập tức tăng cường giám sát các ngân hàng địa phương. Theo ông Elliott, với các bài học từ cuộc khủng hoảng trước, các cơ quan quản lý toàn cầu đã hành động nhanh hơn nhiều để hỗ trợ các ngân hàng vào thời điểm hỗn loạn này.

“Rõ ràng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Tôi nghĩ bạn không thể ngồi đây và nói: 'Chà, Silicon Valley Bank và Credit Suisse đã được xử lý xong và, cuộc sống sẽ trở lại bình thường'. Tuy nhiên, những thứ như thế này có xu hướng mất một khoảng thời gian dài để kết thúc hoàn toàn”.

Rachel Slade, Giám đốc mảng ngân hàng cá nhân tại National Australia Bank, nói với Australian Financial Review ngày 27/03 nói rằng các khách hàng thế chấp đã bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng đầu tiên sau 10 đợt tăng lãi suất liên tiếp, song chưa có đột biến nào về nguy cơ vỡ nợ.

Bộ trưởng Tài chính Australia Jim Chalmers cho biết nước này đang ở vị thế tốt để chống lại một số biến động vì các ngân hàng của họ có vốn tốt. Ngân hàng Dự trữ Australia tuần trước cũng cho biết các nhà băng của nước này đang rất vững mạnh.

Những cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong 4 thập kỷ qua

Kim Dung (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc tìm cách tự cứu mình (28/03/2023)

>   Những cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong 4 thập kỷ qua (28/03/2023)

>   Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc rớt sâu 23% (27/03/2023)

>   Biến số mới trong cuộc chiến của Fed (27/03/2023)

>   Người dân Mỹ rút 120 tỷ USD khỏi các ngân hàng nhỏ trong 1 tuần (25/03/2023)

>   Các đại gia công nghệ sa thải hàng nghìn nhân viên dù vẫn có lãi (25/03/2023)

>   Bất động sản Hàn Quốc nguy cơ trượt dốc vì khoản vay bất thường hơn 800 tỷ USD (25/03/2023)

>   Người Mỹ rút 100 tỷ USD tiền gửi khỏi các ngân hàng (25/03/2023)

>   Lạm phát và khủng hoảng ngân hàng đe dọa tăng trưởng toàn cầu (25/03/2023)

>   Mảng điện thoại sụt giảm mạnh, lợi nhuận Xiaomi vẫn vượt kỳ vọng (25/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật