Thứ Sáu, 03/02/2023 11:00

Góc nhìn đầu tư 2023: Ngành bảo hiểm - Đề kháng tốt với tình trạng lãi suất cao

Ngành bảo hiểm tăng trưởng tốt trong năm 2022. Triển vọng của ngành này trong năm 2023 vẫn còn tích cực nhờ dư địa tăng trưởng lớn và lãi suất được dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới.

Tiếp tục tăng trưởng mạnh

Trong năm 2022, theo Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm trên cả nước ước đạt 251,306 tỷ đồng (tăng 15.09% so với cùng kỳ năm 2021). Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 68,201 tỷ đồng, lĩnh vực nhân thọ ước đạt 183,105 tỷ đồng.

Mảng bảo hiểm phi nhân thọ có sự gia tăng đột biến (gần 18%) và đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây. Đây là điều gây bất ngờ lớn cho giới phân tích. Đồng thời, nó cũng giúp tăng sức hút của các cổ phiếu mạnh trong lĩnh vực này là CTCP PVI (HNX: PVI), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI).

So sánh tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm và GDP

(Đvt: Phần trăm)

Nguồn: Tổng Cục thống kê, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm

Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao

Theo Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ trong năm 2023 sẽ theo hướng kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất tiền gửi đã tăng dần về cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Nếu lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mức cao trong phần còn lại của 2023 thì các công ty bảo hiểm sẽ được hưởng lợi.

Doanh nghiệp tăng trưởng chậm lại

Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành (hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, mở rộng điều khoản bảo hiểm…) đã khiến các doanh nghiệp bị giảm hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng chậm lại.

Hầu hết các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn HOSEHNX (trừ BVH) đều chủ yếu mạnh về bảo hiểm phi nhân thọ. Trong mảng nhân thọ, thị phần của các công ty bảo hiểm nước ngoài như Manulife, Prudential, AIA… là rất lớn (tham khảo các bảng thống kê bên dưới).

Thị phần bảo hiểm nhân thọ trong 9 tháng đầu năm 2022

Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ trong 9 tháng đầu năm 2022

Nguồn: Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm

Cổ phiếu tiêu biểu trong ngành

CTCP PVI (HNX: PVI) và Tập đoàn Bảo Việt (HOSE: BVH) luôn dẫn đầu trong mảng phi nhân thọ ở thị trường Việt Nam. Tình trạng này nhiều khả năng sẽ không thay đổi trong vài năm tới nhờ vào vị thế vững chắc và khả năng cạnh tranh tốt của PVI lẫn BVH.

So sánh các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: VietstockFinance

Chú thích:

- EPS và Doanh thu trong đồ thị là số liệu của 4 quý gần nhất

- Các quả bóng màu đỏ đại diện cho những doanh nghiệp có vốn hóa thị trường trên 10,000 tỷ; các quả bóng màu xanh đại diện cho các doanh nghiệp còn lại (số liệu chốt tại thời điểm 31/12/2022)

Giá cổ phiếu PVI đã phá vỡ hoàn toàn đường trendline trung hạn (tương đương vùng 40,000 - 41,500). Điều này cho thấy giá đã thực sự tạo đáy và đảo ngược xu hướng giảm trước đó.

Mặt khác, điểm giao cắt vàng (golden cross) cũng đã xuất hiện và tín hiệu này giúp củng cố cho đà tăng hiện tại.

Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn đầu tư 2023: Ngành bán lẻ dược phẩm tăng trưởng bất chấp suy thoái kinh tế (07/02/2023)

>   Góc nhìn đầu tư: Cơ hội nào cho ngành thép trong năm 2023? (27/01/2023)

>   SNZ - Cổ phiếu dành cho nhà đầu tư dài hạn (Kỳ 1) (28/12/2022)

>   PVS - Kỳ vọng vào các dự án lớn trong dài hạn (23/12/2022)

>   DCM - Triển vọng khá tích cực (21/12/2022)

>   ACB - Vững bước trước khó khăn (13/12/2022)

>   KDC - Đang mạnh hơn thị trường chung (02/12/2022)

>   DHG - “Vịnh tránh bão” giữa thị trường đầy biến động (29/11/2022)

>   SGP - Canh mua khi giá xuống dưới mức 9,900 đồng (22/11/2022)

>   VNM - Tiếp tục mua vào và nắm giữ dài hạn (18/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật