Thứ Sáu, 24/02/2023 15:10

Chuyên gia HSC: Lạm phát tại Việt Nam có thể chưa đạt đỉnh

Trong Webinar C2C tháng 02/2022 của Chứng khoán TP.HCM (HSC), các chuyên gia nhận định lạm phát vẫn là áp lực đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Câu chuyện tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và việc mở cửa trở lại của Trung Quốc là hai vấn đề đáng quan tâm đối với môi trường vĩ mô quốc tế năm 2023.

Bà Vũ Thị Thu Thủy – Giám đốc Thông tin và Nhận định thị trường, khối KHCN nhận định rằng Fed có thể tăng thêm lãi suất từ 1-2 lần nữa trong quý 1 và quý 2 năm 2023, sau đó ngừng tăng lãi suất trong các tháng cuối năm. Dự báo đến năm 2024 - 2025, lãi suất có xu hướng giảm.

Nguồn: Chứng khoán HSC

Đồng thời bà Thủy cũng nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trong giai đoạn hồi phục, việc mở cửa trở lại sẽ giúp cho thương mại cũng như du lịch được thúc đẩy. Chỉ số PMI sản xuất của quốc gia này trong tháng 01/2023 đã tăng lên 50.1 điểm (hàm ý mở rộng so với tháng trước). Khi nền kinh tế này hồi phục, cả sản xuất và tiêu dùng trên toàn thế giới sẽ được hỗ trợ tăng trưởng.

Nguồn: Chứng khoán HSC

Còn theo bà Bùi Hoàng Minh – trưởng phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư, khối KHCN thì lạm phát vẫn là một trong những yếu tố rủi ro trong năm 2023. Căng thẳng địa chính trị sẽ leo thang và không chỉ bó hẹp ở một vài quốc gia mà có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Nguồn gốc của xung đột có thể liên quan các yếu tố bảo hộ thương mại và an ninh quốc phòng.

Bà Minh lưu ý thêm, việc giá dầu giảm từ mức đỉnh năm 2022 giúp hạn chế một phần rủi ro suy thoái, nhưng với kịch bản “hạ cánh mềm” thì giá dầu có thể hồi phục trong năm 2023.

Về tình hình Việt Nam, bà Minh cho biết ước tính GDP Việt Nam 2023 tăng 5.7%. Lạm phát có thể vẫn chưa đạt đỉnh vì các yếu tố tiêu dùng thiết yếu như giáo dục, y tế, điện đều tăng và sẽ ảnh hưởng đến sức tiêu dùng của người dân, đặc biệt ảnh hưởng đến các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu. Người dân cũng sẽ bước vào thời kỳ tích lũy nhiều hơn. Dự báo năm 2023 lạm phát vẫn còn duy trì ở mức cao, ước tính tăng 3.9% trong năm 2023.

Nguồn: Chứng khoán HSC

Một trong những chủ đề xuyên suốt từ năm 2018 khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra là dịch chuyển chuỗi cung ứng. Việt Nam được đánh giá là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất, kỳ vọng tiếp tục gia tăng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu giữa bối cảnh địa chính trị vẫn luôn thường trực. Đầu tư công cũng sẽ có được sự lan tỏa từ xu hướng này, khi các dự án cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh để bắt kịp dòng vốn.

Một điều quan trọng bà Minh nhấn mạnh với các nhà đầu tư chứng khoán rằng các rủi ro lớn đang thường trực, việc quản trị rủi ro cũng cần được nâng cao, đa dạng hóa danh mục nên được đặt lên hàng đầu.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 24/02: Duy trì xu hướng giảm điểm? (23/02/2023)

>   Góc nhìn 23/02: Rủi ro giảm giá đang gia tăng trở lại? (22/02/2023)

>   Làn sóng đầu tư chủ động đang trỗi dậy? (22/02/2023)

>   Góc nhìn 22/02: Tiếp cận mốc 1,100 điểm? (21/02/2023)

>   Hiểu về bản chất của rủi ro trong đầu tư rất quan trọng (21/02/2023)

>   HSBC: Tiêu dùng có trụ vững trong năm 2023? (21/02/2023)

>   HT1, PHR và NT2 có đáng quan tâm? (20/02/2023)

>   Cổ phiếu bất động sản đã tạo đáy hay chưa? (19/02/2023)

>   Góc nhìn tuần 20 - 24/02: VN-Index trong nhịp hồi ngắn hạn? (19/02/2023)

>   Góc nhìn 17/02: Quay lại đà giảm? (16/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật