Thứ Tư, 22/02/2023 09:56

Làn sóng đầu tư chủ động đang trỗi dậy?

Chiến lược đầu tư thụ động mang lại nhiều thành công cho các nhà đầu tư trong nhiều năm qua, nhưng điều này không đảm bảo về một thành công tương tự trong tương lai.

Dưới đây là bài viết thể hiện quan điểm đầu tư của ông Dan Taylor, Giám đốc đầu tư tại Man Numeric.

Trên các thị trường, mọi người lâu nay vẫn cho rằng sự trỗi dậy của các chiến lược đầu tư thụ động dường như là điều không thể tránh khỏi.

Các nhà đầu tư chủ động thường tính phí quản lý và còn phải chịu phí giao dịch. Sau khi trừ những khoản phí này, họ thường có hiệu suất kém hơn thị trường và các quỹ bám theo chỉ số.

Với thành tích vượt trội của chiến lược thụ động trong thời gian dài, không khó hiểu khi thị trường chứng khoán Mỹ ngày nay bị thống trị bởi các nhà đầu tư thụ động.

Mặc dù các nguyên lý cốt lõi của đầu tư thụ động vẫn hợp lý, song hiệu suất quá khứ không đảm bảo chiến lược này sẽ tiếp tục thành công trong tương lai. Các chiến lược thụ động đã hưởng lợi quá nhiều khi làn sóng đầu tư chuyển từ chủ động sang thụ động.

Ước tính thị phần đầu tư thụ động ở Mỹ dao động từ 25-50%, theo phân tích nội bộ của chúng tôi. Nhưng, chúng tôi vẫn nghĩ rằng con số này chưa phản ánh hết tác động từ làn sóng đầu tư thụ động.

Nhiều nhà quản lý tài sản đưa ra chiến lược đầu tư chủ động nhưng vẫn bám sát chỉ số tham chiếu ở một mức độ nào đó. Nhìn vào các khoản nắm giữ của các nhà quản lý quỹ tổ chức dựa trên các báo cáo công khai, chúng tôi nhận thấy cứ 3 USD mà họ nắm giữ thì chỉ có một USD tuân theo diễn biến của một chỉ số cổ phiếu chuẩn. Vì vậy, có thể nói, lực lượng đầu tư thụ động trên thị trường Mỹ thực sự chiếm 2/3.

Chúng tôi không thể khẳng định làn sóng này sẽ bị đảo ngược, nhưng tin rằng chiến lược chủ động ngày càng có nhiều cơ hội. Hãy bắt đầu với hai lợi ích rõ ràng nhất của đầu tư thụ động, đó là phí quản lý và phí giao dịch rất thấp.

Phí của chiến lược thụ động luôn ở mức rất thấp so với chiến lược chủ động, và trong thập kỷ qua, nó đã giảm xuống gần như bằng không đối với hầu hết mọi người. Tình trạng cạnh tranh gay gắt có thể kéo giảm phí quản lý của các quỹ đầu tư chủ động, và điều này có thể sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai.

Có một lợi thế khác mà chiến lược thụ động sở hữu trong vài thập kỷ qua song lại khó có lại trong một hoặc hai thập kỷ tới, đó là hàng ngàn tỷ đôla đã chuyển từ các chiến lược chủ động sang thụ động.

Morningstar ước tính trong năm 2022, các quỹ tương hỗ chủ động của Mỹ bị rút ròng 926 tỷ USD, trong khi các quỹ thụ động hút ròng 556 tỷ USD. Điều này cho thấy trong một ngày giao dịch bình thường, có gần 6 tỷ USD rót ròng vào các quỹ thụ động, tăng từ khoảng 2 tỷ USD vào năm 2021.

Tuy nhiên, với 2/3 thị trường là đầu tư theo chiến lược thụ động, lịch sử khó có thể lặp lại.

Chúng tôi cũng cho rằng các nhà đầu tư nên tính toán đến tính chu kỳ. Đây dường như là một đặc điểm của nhiều loại chiến lược đầu tư: Hiệu suất tốt dẫn tới dòng vốn tích cực đổ vào và từ đó lại càng thúc đẩy hiệu suất. Nhưng nó cuối cùng sẽ dẫn đến việc có quá nhiều tài sản trong một chiến lược cụ thể, cuối cùng dẫn đến hiệu suất kém.

Đầu tư thụ động vẫn chưa chạm bất kỳ giới hạn lý thuyết nào, nhưng chúng tôi tin rằng nó có thể đang tiến đến giới hạn trên. Dòng vốn đầu tư vào thị trường giờ có xu hướng mua cả thị trường. Nếu một số cổ phiếu nào đó được định giá quá cao một cách phi lý, các quỹ thụ động sẽ ngày càng phân bổ nhiều vào đó.

Đặc biệt, hiệu suất tương đối của các nhà quản lý quỹ chủ động dường như có tính chu kỳ và họ đã trải qua khoảng một thập kỷ khó khăn.

Trong khi đó, quỹ thụ động được hưởng lợi quá nhiều từ các đợt nới lỏng định lượng liên tục, chương trình kích thích tài khóa lịch sử, mà khi đó, chiến lược tốt nhất chỉ đơn giản là mua cả thị trường và bắt đáy. Khi môi trường thay đổi, các nhà đầu tư cổ phiếu phải thận trọng hơn và ít tự mãn hơn.

Mặc dù các nhà quản lý quỹ chủ động gặp khó khăn so với quỹ thụ động vào cuối những năm 1990, song tình hình đã cải thiện đáng kể trong thập kỷ tiếp theo. Sau một thập kỷ hoạt động kém hiệu quả gần đây, các nhà quản lý quỹ chủ động dường như đã phục hồi vào năm 2022.

Tuy nhiên, năm 2022 chỉ là một sự bất thường hay là khởi đầu của một chu kỳ mới?

Chiến lược thụ động đã mang lại lợi ích cho nhà đầu tư thông thường, đổi lại là sự nhọc nhằn của chiến lược chủ động. Nhưng khi chiến lược thụ động đạt đỉnh, sân chơi sẽ bình đẳng hơn rất nhiều trong tương lai.

Kim Dung (Theo FT)

FILI

Các tin tức khác

>   Dow Jones sụt gần 700 điểm, giảm mạnh nhất từ đầu năm 2023 (22/02/2023)

>   Dow Jones rớt gần 500 điểm (21/02/2023)

>   Chứng khoán châu Âu 'lặng sóng,' Phố Wall đóng cửa nghỉ lễ phiên 20/2 (21/02/2023)

>   Rắc rối với Samsung (21/02/2023)

>   Trung Quốc hợp thức hoá quy định IPO cho doanh nghiệp ở nước ngoài (20/02/2023)

>   Dow Jones giảm tuần thứ 3 liên tiếp dù khởi sắc trong phiên (18/02/2023)

>   Chủ tịch bỗng dưng mất tích, cổ phiếu ngân hàng lớn của Trung Quốc lao dốc (17/02/2023)

>   Phố Wall quay đầu giảm, Dow Jones mất hơn 400 điểm sau báo cáo lạm phát (17/02/2023)

>   Các nhà đầu tư khởi động lại đường đua vào chứng khoán Trung Quốc (16/02/2023)

>   Charlie Munger say mê hãng xe điện BYD, nói rằng BYD vượt xa Tesla ở Trung Quốc (16/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật