Thứ Ba, 17/01/2023 19:27

IMF: 'Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chạm đáy trong năm nay'

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chạm đáy trong năm nay rồi phục hồi vào năm tới.

Nói với CNBC hôm 17/1, bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu "sẽ chạm đáy vào năm nay".

"Chúng tôi dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2022", bà nhận định. Tuy nhiên, vị giám đốc điều hành tin rằng giai đoạn mà IMF phải thường xuyên hạ dự báo tăng trưởng đã gần kết thúc.

Kể từ tháng 10/2021, IMF hạ dự báo tăng trưởng tổng cộng 3 lần. "Tin tốt là tăng trưởng có khả năng chạm đáy trong năm nay và sẽ phục hồi vào năm 2024", bà Georgieva nhận định với CNBC.

kinh tế toàn cầu ảnh 1

Bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ảnh: Reuters.

Mối đe dọa với 7% GDP

"Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm tốc, hoạt động của các đối tác thương mại chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều có khả năng suy yếu trong năm nay", bà Antoinette Sayeh - Phó tổng giám đốc điều hành IMF - bình luận trong cuộc phỏng vấn gần đây với chúng tôi.

"Chúng tôi tin rằng các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ thắt chặt hơn nữa, và điều đó đè nặng lên tăng trưởng kinh tế. Các chính sách thắt chặt có thể được đẩy nhanh và duy trì lâu hơn những gì chúng tôi dự báo trước đó", bà Sayeh giải thích.

Chúng tôi tin rằng các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ thắt chặt hơn nữa, và điều đó đè nặng lên tăng trưởng kinh tế.

Bà Antoinette Sayeh - Phó tổng giám đốc điều hành IMF

Trong một báo cáo mới đây, IMF cảnh báo sự phân mảnh thương mại có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại tới 7% GDP.

Theo cơ quan này, mức thiệt hại còn có khả năng lên tới 8-12% ở một số quốc gia nếu công nghệ bị phân ly.

IMF liệt kê một số yếu tố góp phần làm gia tăng tình trạng phân mảnh kinh tế toàn cầu, trong đó có xung đột Nga - Ukraine và đại dịch Covid-19.

Cả 2 sự kiện đã gây ra sự gián đoạn quốc tế đối với các nguồn cung năng lượng, thực phẩm và tài chính. Những hạn chế thương mại được bổ sung cũng làm gia tăng bất hòa giữa các khu vực.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhận định tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại đáng kể do lạm phát tăng cao, lãi suất tăng, đầu tư giảm và gián đoạn do xung đột Nga - Ukraine. Nền kinh tế toàn cầu được WB dự báo tăng trưởng 1,7% vào năm 2023 và 2,7% trong năm 2024.

Gần như rơi vào suy thoái

"Tăng trưởng toàn cầu chậm lại tới mức nền kinh tế gần như rơi vào suy thoái", WB cảnh báo. Tổ chức này cho biết nguyên nhân nằm ở các chính sách thắt chặt tiền tệ trên thế giới "nhanh chóng và đồng bộ hơn dự kiến".

Do điều kiện kinh tế mong manh, bất kỳ diễn biến bất lợi mới nào - chẳng hạn lạm phát cao hơn dự kiến, lãi suất tăng đột ngột để kiềm chế lạm phát, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 hoặc căng thẳng địa chính trị leo thang - có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn 80 năm xảy ra 2 cuộc suy thoái toàn cầu trong cùng một thập kỷ.


"Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể là cần thiết để kìm hãm lạm phát, nhưng chúng góp phần khiến những điều kiện tài chính toàn cầu xấu đi. Điều này đang gây ra lực cản lớn với các hoạt động kinh tế", WB cảnh báo.

Dự báo của OECD và Fitch Ratings với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay lần lượt là 2,2% và 1,4%.

Thảo My

ZING

Các tin tức khác

>   Đại đa số CEO nhận định tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm (17/01/2023)

>   Cuộc đua giành thị phần điện toán đám mây ở Đông Nam Á của Alibaba, Huawei (17/01/2023)

>   GDP Trung Quốc tăng trưởng 3% trong năm 2022 (17/01/2023)

>   Ủy viên Kinh tế châu Âu: EU có khả năng tránh được suy thoái sâu (17/01/2023)

>   Tình trạng phân mảnh có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại 7% GDP (16/01/2023)

>   Lạm phát đang “ngốn” của người Mỹ thêm 371 USD mỗi tháng (16/01/2023)

>   Lý do Ấn Độ khó thay Trung Quốc để trở thành công xưởng của Apple (15/01/2023)

>   Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều thách thức (14/01/2023)

>   Giáo sư trường Wharton: Fed đã giải quyết được vấn đề lạm phát (14/01/2023)

>   Bắc Kinh nắm 'cổ phần vàng' ở Alibaba, Tencent (14/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật