Thứ Ba, 17/01/2023 14:06

Đại đa số CEO nhận định tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm

Theo khảo sát, có 40% các CEO cho rằng lạm phát là rủi ro chính của kinh tế toàn cầu, trong khi 31% chọn biến động kinh tế vĩ mô và 25% cho là xung đột địa chính trị.

Một cửa hàng bán hoa quả tại Cairo, Ai Cập, ngày 11/1/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo khảo sát của PricewaterhouseCoopers (PwC), một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, được công bố ngày 16/1 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ, đại đa số (73%) các giám đốc điều hành (CEO) nhận định tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong 12 tháng tới.

Khảo sát được thực hiện với 4.410 CEO tại 105 quốc gia và khu vực trong hai tháng 10 và 11/2022 cũng cho thấy có 40% các CEO cho rằng lạm phát là rủi ro chính của kinh tế toàn cầu, trong khi 31% chọn biến động kinh tế vĩ mô và 25% cho là xung đột địa chính trị.

Theo Chủ tịch toàn cầu của PwC, Bob Moritz, kinh tế biến động, lạm phát cao kỷ lục nhiều thập kỷ và xung đột địa chính trị khiến các CEO bi quan chưa từng có trong hơn một thập kỷ. Các CEO trên toàn cầu đang đánh giá lại mô hình hoạt động và cắt giảm chi phí, nhưng vẫn tiếp tục đặt con người là trung tâm dù có những sức ép như vậy.

Nhu cầu của người tiêu dùng và các quy định thay đổi, tình trạng thiếu lao động và sự gián đoạn về công nghệ là những thách thức lớn cho lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn.

Có 40% các CEO không tin rằng công ty của họ sẽ tồn tại được trong 10 năm nếu không có sự chuyển đổi lớn.

Khảo sát được công bố sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuần trước nhận định 2023 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn, nhưng giữ nguyên dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu ở mức 2,7%./.

Lê Minh

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Cuộc đua giành thị phần điện toán đám mây ở Đông Nam Á của Alibaba, Huawei (17/01/2023)

>   GDP Trung Quốc tăng trưởng 3% trong năm 2022 (17/01/2023)

>   Ủy viên Kinh tế châu Âu: EU có khả năng tránh được suy thoái sâu (17/01/2023)

>   Tình trạng phân mảnh có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại 7% GDP (16/01/2023)

>   Lạm phát đang “ngốn” của người Mỹ thêm 371 USD mỗi tháng (16/01/2023)

>   Lý do Ấn Độ khó thay Trung Quốc để trở thành công xưởng của Apple (15/01/2023)

>   Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều thách thức (14/01/2023)

>   Giáo sư trường Wharton: Fed đã giải quyết được vấn đề lạm phát (14/01/2023)

>   Bắc Kinh nắm 'cổ phần vàng' ở Alibaba, Tencent (14/01/2023)

>   Nỗi lo lớn nhất của các CEO trên thế giới (14/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật