Thứ Bảy, 10/12/2022 09:00

Cuộc chiến trên thị trường đồ nội thất châu Á của những đại gia Âu - Á

Nhà bán lẻ đồ nội thất Nhật Bản Nitori Holdings và đối thủ của họ đến từ châu Âu IKEA đang chạy đua để tăng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc và Đông Nam Á, nơi mà xu hướng trang trí nhà cửa đang bùng nổ khi tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển.

Nitori đã mở rộng mạnh mẽ ở Trung Quốc nhờ cung cấp được đồ nội thất và đồ gia dụng với giá cả phải chăng. Nhà bán lẻ này khai trương những cửa hàng đầu tiên ở Bắc Kinh vào tháng 11/2022.

Chủ tịch Akio Nitori cho biết: “Chúng tôi đã mong ước là sẽ mở một cửa hàng ở Bắc Kinh kể từ khi khai trương cửa hàng đầu tiên ở Trung Quốc đại lục, cụ thể ở Vũ Hán, vào năm 2014”.

Một cửa hàng nội thất Nitori

Công ty này cũng tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á, bao gồm cả việc mở rộng sang Singapore. Nitori đã mở một cửa hàng ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia vào tháng 01/2022 và sẽ ra mắt cửa hàng đầu tiên ở ngoại ô thành phố này vào cuối tháng 12/2022.

Việc mở rộng của Nitori diễn ra khi nhu cầu về đồ nội thất tăng cao ở châu Á. GDP quý 3/2022 thực tế của Malaysia đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiêu dùng, chiếm hơn 60% GDP, tăng 15%, giúp củng cố nền kinh tế bất chấp lạm phát gia tăng.

Công ty tư vấn Roland Berger của Đức ước tính quy mô thị trường đồ nội thất ở Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 15 tỷ USD vào năm 2022, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 8% trong 5 năm tới. Người tiêu dùng trong khu vực này thường tới các cửa hàng nội thất do hộ gia đình tự mở tại địa phương để mua đồ. Nhưng khi thu nhập tăng lên, họ chọn mua hàng từ những chuỗi cung cấp chất lượng ổn định với danh mục phong phú, Shimomura Kenichi, giám đốc thị trường châu Á - Nhật Bản tại Roland Berger, cho biết.

Nitori đặt mục tiêu mở 39 cửa hàng ở nước ngoài trong năm tài chính kết thúc vào tháng 03/2023, gần gấp đôi so với năm trước.

“Chúng tôi có kế hoạch mở cùng số lượng cửa hàng ở Nhật Bản và nước ngoài vào năm tài khóa 2023, và thêm nhiều cửa hàng ở nước ngoài vào năm tài khóa tiếp theo”, chủ tịch Akio Nitori cho biết. Công ty đã điều hành 90 cửa hàng ở các thị trường còn lại của châu Á tính đến cuối tháng 2/2022 và đặt mục tiêu tăng gần gấp ba con số đó trong 3 năm tới.

IKEA cũng đang tăng cường dấu ấn của mình ở châu Á. Tập đoàn này hiện có 65 cửa hàng ở bên ngoài Nhật Bản, trong đó có 36 cửa hàng ở Trung Quốc. Nhà bán lẻ này đã mở cửa hàng lớn nhất trên toàn thế giới tại Philippines vào năm ngoái.

Chuỗi đồ nội thất đến từ Thụy Điển này cũng mở rộng bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc. IKEA đã tăng cường các trung tâm logistics để rút ngắn thời gian giao hàng, đồng thời tham gia hoạt động thương mại trực tiếp, tức là bán sản phẩm thông qua phát trực tiếp. Tập đoàn hy vọng thị trường đồ nội thất sẽ tiếp tục phát triển ở châu Á.

Các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc như Taobao của Alibaba Group Holding cũng bán đồ nội thất trong khu vực. Sho Kawano tại Goldman Sachs cho biết: “Những ngôi nhà ở Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á thường đi kèm với đồ nội thất đóng sẵn, vì vậy các nhà bán lẻ đồ nội thất giá cả phải chăng như Nitori và IKEA “không có nhiều sự cạnh tranh tại địa phương”.

Các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc, như Taobao của Alibaba Group Holding, cũng đang bán đồ nội thất cho khu vực châu Á. Sho Kawano tại Goldman Sachs cho biết: “Nhà ở Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á thường đi kèm với đồ nội thất đóng sẵn, vì vậy các nhà bán lẻ đồ nội thất giá cả phải chăng như Nitori và IKEA không vấp phải nhiều sự cạnh tranh tại đây. Nói cách khác, những chuỗi cửa hàng như vậy rất có tiềm năng ở châu Á”.

Đồng yên lao dốc cũng thúc đẩy quá trình mở rộng ra nước ngoài của Nitori. Công ty này sản xuất khoảng 90% sản phẩm ở nước ngoài, chủ yếu ở châu Á, và chịu thiệt hại khoảng 2 tỷ yên (14.6 triệu USD) khi nội tệ của Nhật Bản suy yếu. Cùng với chi phí vận chuyển tăng cao, nhà bán lẻ này đang phải vật lộn để duy trì giá bán tại Nhật Bản.

Nitori sẽ rút khỏi Mỹ vào tháng 04/2022, sau khi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm cách tăng hiệu suất ở thị trường này.

Lợi nhuận của Nitori ở châu Á ít bị ảnh hưởng bởi đà suy yếu của đồng yên. Các thị trường châu Á cũng gần các trung tâm sản xuất của nhà bán lẻ này hơn, giúp giảm chi phí vận chuyển. Công ty đã xây dựng một nhà máy mới ở Thái Lan để thúc đẩy doanh số bán hàng châu Á và có kế hoạch xây dựng một nhà máy khác ở Hà Nội vào cuối năm 2023.

Tuy nhiên, những yếu tố không chắc chắn vẫn còn. Kinh tế Trung Quốc đã chậm lại do chính sách Zero COVID nghiêm ngặt, khiến doanh số bán lẻ giảm trong tháng 10/2022. Doanh số bán đồ nội thất và các mặt hàng liên quan đã giảm 8.2% so với cùng kỳ năm ngoái trong 10 tháng đầu năm, xuống còn 129 tỷ nhân dân tệ (18.5 tỷ USD).

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ cũng có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Những doanh nghiệp như Nitori và IKEA phải đối mặt với thách thức khi muốn tăng cường sự hiện diện mà không gặp rủi ro về quản lý.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Credit Suisse huy động thành công 4.3 tỷ USD (09/12/2022)

>   Nomura: Quá trình tái mở cửa của Trung Quốc sẽ rất gập ghềnh (09/12/2022)

>   Thị trường nhà ở Trung Quốc sắp đón tin vui? (09/12/2022)

>   Dự báo năm yếu tố sẽ định hình nền kinh tế thế giới năm 2023 (08/12/2022)

>   Kinh tế Trung Quốc có thể sắp khởi sắc (08/12/2022)

>   Người giàu Trung Quốc tiếp tục tăng chi tiêu (08/12/2022)

>   Cuộc chiến giành nhân tài của nhóm kiểm toán Big Four (08/12/2022)

>   Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc lên cao kỷ lục (08/12/2022)

>   Các doanh nghiệp lớn Hàn Quốc tạm ngừng kế hoạch đầu tư cho năm 2023 (08/12/2022)

>   Nguồn lực con người và thịnh vượng quốc gia  (08/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật