Thứ Bảy, 05/11/2022 07:31

Dầu vọt gần 5%

Giá dầu tăng vào ngày thứ Sáu (04/11) trong bối cảnh khả năng Trung Quốc nới lỏng một số hạn chế liên quan Covid-19 đã hỗ trợ thị trường.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 4.40 USD (tương đương 4.99%) lên 98.61 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 4.39 USD (tương đương 4.98) lên 92.56 USD/thùng.

Trung Quốc đang duy trì phong toả Covid-19 nghiêm ngặt sau khi số ca nhiễm tại nước này tăng vào ngày thứ Năm (03/11) lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2022, tuy nhiên, một cựu quan chức kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc cho biết những thay đổi đáng kể về chính sách Covid-19 của nước này sẽ sớm diễn ra.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc được thúc đẩy trong tuần này bởi tin đồn các biện pháp phong toả nghiêm ngặt sẽ kết thúc bất chấp chưa có thông báo thay đổi nào được đưa ra.

Tuy nhiên, những tín hiệu về việc nâng lãi suất mạnh của Mỹ đã khiến giá dầu xoá bớt phần nào đà tăng.

Báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3.5% trong tháng 9 lên 3.7% trong tháng 10, cho thấy một số điều kiện thị trường lao động đã giảm bớt khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển sang nâng lãi suất nhỏ hơn.

Chủ tịch Fed khu vực Richmond, Thomas Barkin, vào ngày thứ Sáu cho biết ông sẵn sàng hành động “có cân nhắc” hơn trong việc xem xét tốc độ nâng lãi suất Mỹ trong tương lai, tuy nhiên, cho biết lãi suất có thể tiếp tục tăng lâu hơn và điểm kết thúc có thể cao hơn so với dự báo trước đó.

Trong khi những lo ngại về nhu cầu gây áp lực lên thị trường, nguồn cung được dự báo vẫn khan hiếm bởi vì EU có kế hoạch cấm vận dầu Nga và dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt giảm.

Chuyên gia phân tích Tamas Varga của PVM Oil Associates nhận định: “Đồng USD suy yếu, lệnh cấm sắp tới đối với doanh số dầu Nga chắc chắn hỗ trợ giá dầu vì sự tập trung chú ý chuyển từ lo ngại về suy thoái sang vấn đề nguồn cung”.

Lệnh cấm vận của EU đối với nhập khẩu dầu thô Nga dự kiến có hiệu lực từ ngày 05/12. Chi tiết về việc áp trần giá dầu của G7 nhằm hạn chế dầu Nga vẫn đang được thảo luận.

Về mặt tiêu cực, lo ngại về suy thoái tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã tăng vào ngày thứ Năm (03/11) sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết còn “quá sớm” để nghĩ về việc tạm ngừng nâng lãi suất.

Ngân hàng Trung ương Anh quốc (BoE) đã cảnh báo vào ngày thứ Năm rằng cơ quan này nghĩ nước Anh sẽ rơi vào suy thoái và nền kinh tế có thể không tăng trưởng trong 2 năm nữa.

Càng nhấn mạnh lo ngại về nhu cầu, Ả-rập Xê-út đã hạ giá bán chính thức tháng 12 (OSP) cho loại dầu thô hàng đầu Arab Light sang châu Á thêm 4 xu xuống 5.45 USD/thùng so với mức trung bình của Oman/Dubai.

Việc hạ giá bán phù hợp với dự báo của các nguồn tin, dựa trên triển vọng nhu cầu Trung Quốc yếu hơn.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính lấy ý kiến Bộ Công Thương về chi phí nhập xăng dầu (04/11/2022)

>   Thủ tướng yêu cầu trong mọi tình huống không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu (04/11/2022)

>   Dầu quay đầu giảm do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc (04/11/2022)

>   Thủ tướng yêu cầu đảm bảo nguồn cung xăng dầu (03/11/2022)

>   Cần thay đổi cơ chế điều hành thị trường xăng dầu (03/11/2022)

>   Dầu tiếp tục tăng khi Fed nâng lãi suất như dự kiến (03/11/2022)

>   Ý kiến trái chiều về 'lợi - hại' của Quỹ bình ổn giá xăng dầu (02/11/2022)

>   Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở Hà Nội không còn vốn nhập hàng (02/11/2022)

>   Dầu tăng gần 2% (02/11/2022)

>   Một số cây xăng thương hiệu lớn cũng hết hàng (01/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật