Thứ Năm, 03/11/2022 06:42

Dầu tiếp tục tăng khi Fed nâng lãi suất như dự kiến

Giá dầu tăng vào ngày thứ Tư (02/11), sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất 75 điểm lần thứ 4 trong năm nay, mặc dù hợp đồng dầu thô cuối cùng khép phiên trong phạm vi giao dịch trong phiên.

Thị trường trước đó được hỗ trợ bởi sự sụt giảm dự trữ dầu tại Mỹ khi các nhà máy lọc dầu tăng cường hoạt động trước khi mùa đông sưởi ấm đến.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 1.51 USD (tương đương 1.6%) lên 96.16 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.63 USD (tương đương 1.8%) lên 90 USD/thùng.

Fed đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, tiếp tục nỗ lực làm giảm lạm phát, mặc dù ngân hàng trung ương báo hiệu rằng các mức nâng trong tương lai có thể nhỏ hơn sau một số đợt nâng lãi suất.

Ngân hàng trung ương Mỹ đã nâng lãi suất để đối phó với lạm phát tiêu dùng Mỹ đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ. Cho đến nay, các động thái không ảnh hưởng đến thị trường lao động mạnh mẽ, mặc dù các động thái của Fed hoạt động với sự tác động có độ trễ.

Theo dữ liệu liên bang, dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 3.1 triệu thùng trong tuần qua. Dự trữ xăng cũng giảm, còn dự trữ các sản phẩm chưng cất chỉ tăng nhẹ trước khi mua sưởi ấm chính diễn ra, khi nhu cầu dự kiến sẽ tăng.

Dự trữ tại Mỹ vẫn ở mức thấp trên hầu hết các sản phẩm, các chuyên gia phân tích lo lắng tin rằng việc sắp kết thúc giải phóng Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của Mỹ sẽ loại bỏ thêm nguồn cung, qua đó góp phần khiến thị trường khan hiếm hơn nữa.

Sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giảm trong tháng 10, lần đầu tiên kể từ tháng 6/2022.

Khả năng gián đoạn từ các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu Nga dự kiến bắt đầu vào ngày 05/12 cũng đang củng cố thị trường. Lệnh cấm, một phản ứng đối với cuộc xung đột Nga – Ukraine, sẽ được ra sau động thái ngừng nhập khẩu các sản phẩm dầu vào tháng 02/2022. Các lệnh cấm vận này được cho là sẽ hạn chế khả năng vận chuyển dầu thô và các sản phẩm của Nga trên toàn thế giới, và do đó có thể làm khan hiếm thị trường.

Chính sách zero-COVID của Trung Quốc là yếu tố chính trong việc kìm hãm giá dầu khi các đợt phong tỏa liên tục đã làm giảm tốc độ tăng trưởng và nhu cầu dầu.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Ý kiến trái chiều về 'lợi - hại' của Quỹ bình ổn giá xăng dầu (02/11/2022)

>   Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở Hà Nội không còn vốn nhập hàng (02/11/2022)

>   Dầu tăng gần 2% (02/11/2022)

>   Một số cây xăng thương hiệu lớn cũng hết hàng (01/11/2022)

>   Giá xăng tăng từ 15h00 ngày 01/11 (01/11/2022)

>   Giá gas tại châu Âu có lúc giảm xuống dưới 0 (01/11/2022)

>   Giá xăng sẽ tăng lần thứ 3 liên tiếp vào chiều nay? (01/11/2022)

>   Từ ngày 1/11, giá gas trong nước quay đầu tăng sau 6 tháng giảm liên tiếp (01/11/2022)

>   Dầu tiếp tục giảm khi sản lượng tại Mỹ tăng (01/11/2022)

>   Lý do Hà Nội 'khát' xăng, các chi phí tăng bất thường trong giá (31/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật