Thứ Ba, 01/11/2022 14:47

Giá xăng tăng từ 15h00 ngày 01/11

Từ 15h ngày 01/11, xăng E5 RON 92 tăng 377 đồng/lít, RON 95 tăng 412 đồng/lít. Hiện, giá mặt hàng này đã có lần tăng thứ 3 liên tiếp.

Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:

- Xăng E5 RON 92: không cao hơn 21,873 đồng/lít (tăng 377 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON 95-III 883 đồng/lít;

- Xăng RON 95-III: không cao hơn 22,756 đồng/lít (tăng 412 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 25,070 đồng/lít (tăng 287 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

- Dầu hỏa: không cao hơn 23,783 đồng/lít (tăng 120 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14,082 đồng/kg (tăng 183 đồng/lít so với giá bán hiện hành).

Kỳ điều hành này, ngoài tác động của sự biến động giá xăng dầu thế giới, giá cơ sở mặt hàng xăng dầu trong nước còn tiếp tục chịu cả tác động của tỷ giá USD/VND.

Theo đó, tỷ giá USD/VND tại Ngân hàng Vietcombank liên tục tăng (tỷ giá mua chuyển khoản và bán ra bình quân dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 01/11/2022 ở mức 24,346-24,879 đồng/USD, tăng 518-520 đồng/USD so với kỳ điều hành ngày 21/10/2022). Sau khi Ngân hàng Nhà nước nới biên độ giao động tỷ giá từ 3% lên mức 5% và liên tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm của USD/VNĐ (từ mức 23,688 đồng/USD ngày 21/10/2022 lên mức 23,697 đồng/USD ngày 01/11/2022).

Giá mặt hàng xăng E5 RON 92, dầu hỏa, dầu diesel nếu không có tác động của yếu tố tỷ giá sẽ giảm nhẹ, tuy nhiên do tỷ giá tăng nên giá cơ sở của xăng E5 RON 92, dầu hỏa, dầu diesel đã tăng.

Để hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng E5 RON 92, dầu hỏa, dầu diesel, giảm mức trích lập đối với xăng RON 95 và dầu mazut để hỗ trợ giảm giá bán lẻ của các mặt hàng này, đồng thời, không chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu.

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước; tiếp tục khôi phục Quỹ BOG để điều hành giá trong thời gian tới khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều bất ổn và diễn biến phức tạp, khó lường; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Giá gas tại châu Âu có lúc giảm xuống dưới 0 (01/11/2022)

>   Giá xăng sẽ tăng lần thứ 3 liên tiếp vào chiều nay? (01/11/2022)

>   Từ ngày 1/11, giá gas trong nước quay đầu tăng sau 6 tháng giảm liên tiếp (01/11/2022)

>   Dầu tiếp tục giảm khi sản lượng tại Mỹ tăng (01/11/2022)

>   Lý do Hà Nội 'khát' xăng, các chi phí tăng bất thường trong giá (31/10/2022)

>   Giao Bộ Công thương quản lý toàn bộ về xăng dầu có khả thi? (31/10/2022)

>   Chính phủ chỉ đạo 1 loạt giải pháp gỡ khó cho xăng dầu (31/10/2022)

>   Giá dầu giảm 1% khi Trung Quốc tăng cường phong tỏa Covid-19 (29/10/2022)

>   Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp xăng dầu báo cáo chi phí tăng cao bất thường (28/10/2022)

>   Bộ Công Thương cần sự giúp đỡ của NHNN trong việc cho DN xăng dầu vay và bảo lãnh tín dụng (28/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật